Hở van hai lá (H2L) là bệnh khá thường gặp. H2L thường chia thành hai loại: H2L thực tổn (do thấp tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng của NMCT...) hoặc H2L cơ năng…
Hở van hai lá
Hở van hai lá (H2L) là bệnh khá thường gặp. H2L thường chia thành hai loại: H2L thực tổn (do thấp tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng của NMCT...) hoặc H2L cơ năng…
I. Triệu chứng lâm sàng
A. Triệu chứng cơ năng
1. Phù phổi (khó thở khi nghỉ, khi nằm) hoặc sốc do tim (cardiogenic shock do giảm thể tích tống máu) là triệu chứng chính của H2L)nặng, cấp, mới xuất hiện.
2. H2L mạn tính thường không biểu hiện trchứng cơ năng gì trong nhiều năm ngoài một tiếng thổi ở tim. Đợt tiến triển của H2L thường xuất hiện khó thở khi gắng sức hay giảm dung nạp khi gắng sức, nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm. Lâu ngày sẽ xuất hiện triệu chứng suy tim trái, cũng như các triệu chứng suy tim phải do tăng áp đmạch phổi.
3. Loạn nhịp hoàn toàn (rung nhĩ) thờng gặp do hậu quả của giãn nhĩ trái. Triệu chứng hay gặp khác là mệt (do giảm thể tích tống máu và cung lượng tim).
B. Triệu chứng thực thể
1. Sờ: Mỏm tim đập mạnh và ngắn nếu chức năng thất trái còn tốt. Mỏm tim đập lệch trái khi thất trái giãn. Có thể cảm thấy hiện tượng đổ đầy thất nhanh và giãn nhanh nhĩ trái.
2. Nghe tim:
a. Tiếng tim:
- Âm sắc T1 thường giảm (H2L mạn) nhng cũng có thể bình thường nếu do sa van hai lá hoặc rối loạn hoạt động dây chằng.
- T2 thường tách đôi rộng (do phần chủ của T2 đến sớm), âm sắc sẽ mạnh khi có tăng áp động mạch phổi.
- Xuất hiện tiếng T3 khi tăng dòng chảy tâm trương cho dù đó không phải luôn luôn là biểu hiện rối loạn chức năng thất trái. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng T4 nhất là trong đợt H2L cấp.
b. Tiếng thổi tâm thu: toàn thì tâm thu, âm sắc cao, kiểu tống máu, nghe rõ nhất ở mỏm, lan ra nách (xuất hiện giữa thì tâm thu nếu do sa va hai lá hoặc rối loạn chức năng cơ nhú). Tiếng thổi tâm thu này có thể ngắn, đến sớm khi H2L cấp/ nặng phản ánh tình trạng tăng áp lực nhĩ trái. Tuy vậy nếu áp lực nhĩ trái tăng quá nhiều sẽ không còn nghe rõ thổi tâm thu nữa. Cần chẩn đoán phân biệt tiếng thổi toàn tâm thu của HoHL với hở ba lá (HoBL) và thông liên thất (TLT): tất cả đều có âm sắc cao, nhưng tiếng thổi của TLT thờng thô ráp hơn, nghe rõ ở bờ trái xơng ức và lan ra vùng trước tim; tiếng thổi của HoBL nghe rõ nhất ở bờ dới trái xương ức, lan về bờ phải xương ức và đờng giữa đòn trái, tăng lên khi hít sâu trong khi thổi tâm thu H2L nghe rõ nhất ở mỏm và lan ra nách (cũng có thể lan ra đáy tim do dòng chảy hướng ra trước).
c. Các triệu chứng thực thể của suy tim trái và suy tim phải (tm cổ nổi, gan to, cổ chướng, phù chi dưới) xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng.
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
A. Nguyên nhân gây ra H2L
1. Bệnh lý lá van:
a. Di chứng thấp tim: xơ hoá, dầy, vôi, co rút lá van.
b. Thoái hoá nhầy: làm di động quá mức lá van.
c. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) gây thủng lá van, co rút lá van khi lành bệnh.
d. Phình lá van do dòng hở van ĐMC (do VNTMNK) tác động lên van hai lá.
e. Bẩm sinh:
- Xẻ (nứt) van hai lá: đơn thuần hoặc phối hợp (thông sàn nhĩ thất).
- Van hai lá có hai lỗ van.
f. Bệnh cơ tim phì đại: van hai lá di động ra trước trong kỳ tâm thu.
2. Bệnh lý vòng van hai lá:
a. Giãn vòng van:
- Giãn thất trái do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.
b. Vôi hoá vòng van:
- Thoái hoá ở người già, thúc đẩy do tăng huyết áp, đái đường, suy thận.
- Do bệnh tim do thấp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler.
3. Bệnh lý dây chằng:
a. Thoái hoá nhầy gây đứt dây chằng.
b. Di chứng thấp tim: dày, dính, vôi hoá dây chằng.
4. Bệnh lý cột cơ:
a. Nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú.
b. Rối loạn hoạt động cơ nhú:
- Thiếu máu cơ tim: cụm cơ nhú trước đợc cấp máu từ nhánh mũ và nhánh liên thất trước, cụm cơ nhú sau từ nhánh xuống sau (PDA).
- Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid.
c. Bẩm sinh: dị dạng, van hình dù...
B. Cơ chế bệnh sinh
1. H2L cấp tính: gây tăng thể tích cuối tâm trơng thất trái (vì thêm một lượng máu do H2L từ nhĩ trái đổ về), tăng độ dài sợi cơ (tiền gánh) và tăng co bóp cơ tim theo định luật Frank-Starling dù hậu quả là tăng áp lực đổ đầy thất trái và gây ứ huyết ở phổi. Hậu gánh giảm do máu thoát về nhĩ trái vì thế càng làm thất trái bóp khỏe, tăng động tuy thể tích tống máu vẫn giảm. Nếu dung nạp được, bn sẽ tiến triển thành H2L mạn tính.
2. Trong trường hợp H2L mạn tính, thất trái giãn và phì đại lệch tâm. Sức ép lên thành cơ tim sẽ trở lại bình thường do phì đại cơ tim, đồng thời mức độ giảm hậu gánh do thoát máu về nhĩ trái không còn nhiều như trong pha cấp. Tiền gánh vẫn ở mức cao làm nhĩ trái giãn. Thất trái không co bóp tăng động như trong pha cấp song vẫn ở ngưỡng bình thường cao. Rối loạn chức năng thất trái sẽ tiến triển âm thầm trong nhiều năm dù không có hoặc có rất ít triệu chứng. Những thông số truyền thống đánh giá co bóp cơ tim (như phân số tống máu) sẽ vẫn ở ngưỡng bt trong thời gian dài do tăng tiền gánh và giảm/bình thường hoá hậu gánh. Lâu dần rối loạn chức năng kèm với giãn tiến triển buồng thất trái và tăng sức ép lên thành tim càng làm H2L tăng lên, thành một vòng xoắn tiếp tục gây giảm chức năng thất trái, gây mất bù. Khi các triệu chứng cơ năng đã rõ thì có khi rối loạn chức năng thất trái đã không hồi phục, làm tăng nguy cơ suy tim, tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong dù đã phẫu thuật giải quyết bệnh van hai lá.
III. Các xét nghiệm chẩn đoán
A. Điện tim: các biểu hiện không đặc hiệu nh dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ đều có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của H2L.
B. Xquang ngực: thường có giãn thất trái và nhĩ trái nếu H2L mạn tính. Hình ảnh phù khoảng kẽ và phù phế nang gặp khi H2L cấp hoặc khi đã suy thất trái nặng.
C. Siêu âm Doppler tim: (qua thành ngực và qua thực quản) đóng vai trò rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ hở van hai lá. Mức độ hở hai lá trên siêu âm Doppler tim thường chia làm 4 độ (từ 1/4 đến 4/4) hoặc các mức độ: nhẹ (1+), vừa (2+), nhiều (3+) và rất nhiều (4+).
1. Siêu âm Doppler mầu: chẩn đoán H2L bằng hình ảnh dòng màu phụt ngược về nhĩ trái. Độ H2L có thể ước tính dựa vào sự lan của dòng màu phụt ngược trong nhĩ trái. Lượng giá mức độ hở hai lá: dựa vào các thông số như
Hình 13-1. Dòng màu của H2L trên siêu âm Doppler.
Hình 13-2. Sa van hai lá và ba lá trên siêu âm 2D.
a. Độ dài tối đa của dòng màu (hở) phụt ngợc trong nhĩ trái hoặc % diện tích dòng hở so với diện tích nhĩ trái. Rất đáng tin cậy nếu H2L kiểu trung tâm, song thờng đánh giá thấp mức độ hở van nếu dòng hở lệch tâm. Với những dòng hở lệch tâm lớn, HoHL được ước tính tăng thêm 1 độ. Hướng của dòng hở cho phép đánh giá n/nhân gây H2L.
Bảng 13-1. Lượng giá mức độ hở van hai lá.
Độ HoHL | Chiều dài tối đa của dòng hở (cm) phụt ngược vào nhĩ trái | Diện tích dòng hở so với diện tích nhĩ trái (%) |
Độ 1 | < 1,5 | < 20 |
Độ 2 | 1,5 – 2,9 | 20 – 40 |
Độ 3 | 3,0 – 4,4 | - |
Độ 4 | > 4,4 | > 40 |
Cần chú ý: với pp này, khi dùng siêu âm qua thực quản để đánh giá H2L, nếu dùng an thần (giảm hậu gánh) sẽ làm giảm mức H2L so với bình thường. Tương tự, nếu đánh giá H2L ngay trong mổ, độ hở thay đổi nhiều phụ thuộc vào tiền gánh và hậu gánh cơ tim. Do vậy, người ta thường phối hợp thêm nhiều pp khác để đánh giá mức độ H2L.
b. Độ rộng dòng hở (chỗ hẹp nhất) khi qua lỗ hở (vena contracta): là một chỉ số đáng tin cậy. Nếu rộng > 0,5 cm là bằng chứng của H2L nặng. Tuy nhiên pp này đòi hỏi máy siêu âm phải có độ phân giải cao và phải phóng hình to, nên dễ có xu hướng đánh giá quá mức độ hở.
c. Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) tính theo phơng pháp PISA (Proximal Isovelocity Surface Area): dựa trên hiện tượng dòng chảy qua lỗ hẹp hình phễu: khi tới gần lỗ hở, vận tốc của dòng hở gia tăng hội tụ có dạng bán cầu, tại phần rìa vùng hội tụ vận tốc dòng chảy chậm, dạng cầu lớn trong khi tại vùng sát lỗ hở vận tốc dòng chảy nhanh, dạng cầu nhỏ. Có thể đo chính xác vận tốc dòng chảy và đường kính vùng cầu tại điểm đầu tiên có hiện tượng aliasing của phổ Doppler (tần số giới hạn Nyquist), từ đó tính diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO = 2pr2V/Vmr) và thể tích dòng hở (RV = ERO ´ VTImr) trong đó r là chiều dài từ bờ ngoài vùng cầu hội tụ đến mặt phẳng van hai lá, V là vận tốc tại vùng aliasing, Vmr là vận tốc tối đa dòng hở xác định bằng Doppler liên tục, VTImr là tích phân vận tốc thời gian của dòng hở. Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) là thông số đánh giá chính xác độ hở: nhẹ (ERO: 0-10 mm2), vừa (10-25 mm2), nặng (25-50 mm2), rất nặng (> 50 mm2). Tuy nhiên thực tế lại có một vài sai số khi chọn vùng hội tụ dạng cầu dẹt, xác định mặt phẳng lỗ hở, khi dòng hở lại không đồng nhất, lệch tâm... và làm tăng giả tạo độ hở. Dù vậy hiện tợng PISA thờng báo hiệu mức độ hở hai lá vừa nhất là khi sử dụng Doppler xung (PRF).
2. Siêu âm Doppler xung: có thể giúp đánh giá mức độ hở van hai lá, nhất là trong những trờng hợp HoHL nặng, có thể dựa vào dòng chảy tm phổi. Hiện tượng giảm phổ tâm thu của dòng chảy tm phổi khi chức năng thất trái bình thường báo hiệu H2L nặng, tuy nhiên không chính xác nếu rung nhĩ hoặc đã rối loạn chức năng thất trái nặng. Hiện tợng đảo ngược phổ tâm thu dòng chảy tm phổi báo hiệu H2L rất nặng.
D. Thông tim
1. Sóng v trên đường cong áp lực nhĩ trái (tương ứng giai đoạn đổ đầy nhĩ trái từ các tĩnh mạch phổi trong thời kỳ tâm thu) cho phép ớc lợng mức độ H2L, đặc biệt là H2L cấp tính. Biên độ sóng v gấp 2-3 lần áp lực trung bình nhĩ trái gợi ý H2L nặng. Tuy nhiên nếu H2L mạn tính hoặc khi giảm hậu gánh, có thể không thấy bất thờng sóng v. Không có sóng v cũng không thể loại trừ H2L nặng. Mặt khác sóng v cao cũng có thể gặp trong những trờng hợp nh rối loạn chức năng thất trái mà nhĩ trái kém giãn, thông liên thất sau nhồi máu cơ tim hoặc những tình trạng tăng lưu lượng phổi.
2. Chụp buồng thất trái: cho phép ước lượng mức độ H2L theo phân độ của Seller:
- 1/4: Chỉ có vệt cản quang mờ vào nhĩ trái, không đủ viền rõ hình nhĩ trái.
- 2/4: Cản quang tràn khắp nhĩ trái nhưng đậm độ không bằng thất trái, mất đi nhanh chóng sau 2-3 nhát bóp.
- 3/4: Đậm độ cản quang ở nhĩ trái và thất trái bằng nhau.
- 4/4: Cản quang ở nhĩ trái đậm hơn ở thất trái, xuất hiện cả cản quang ở tm phổi.
3. Thông tim cũng dùng để khảo sát đồng thời bệnh đmạch vành khi H2L: bn nam tuổi >= 40, nữ tuổi >= 50 dù không có trchứng hoặc yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành cũng nên chụp đmạch vành trước mổ. Chỉ định thông tim gồm:
a. Khi không tương xứng giữa triệu chứng lsàng và kết quả thăm dò không xâm lấn,
b. Khi dự định pt ở những n còn nghi ngờ về mức độ nặng của hở van hai lá hoặc bệnh mạch vành,
c. Bn hở van hai lá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc nghi ngờ bệnh mạch vành là căn nguyên gây hở van hai lá.