Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Nồng độ NT-proBNP trong bệnh vành cấp

NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VÀ
THANG ĐIỂM NGUY CƠ GRACE TRONG TIÊN LƢỢNG
NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP

BS. Trần Viết An

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với các biến cố tim
mạch sau hội chứng vành cấp. Đánh giá giá trị tiên lượng ngắn hạn của thang điểm GRACE kết
hợp với NT-proBNP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Tiến cứu. Theo dõi các biến cố chính trong 30 ngày: tử vong,
biến cố suy tim và NMCT nhập viện.
Kết quả: Gồm 127 bệnh nhân hội chứng vành cấp. Nồng độ NT-proBNP huyết thanh
giữa các nhóm theo phân suất tống máu thất trái, bình thường (EF ≥55%) là 809,7 pg/ml,
giảm nhẹ (EF= 45-54%) là 1893,7 pg/ml và giảm vừa (EF= 30-44%) là 2851,2 pg/ml (p
<0,001). Mối tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái sau
HCVC (r= -0,503; p <0,001). Giá trị điểm cắt NT-proBNP tiên đoán tử vong 30 ngày ở bệnh
nhân HCVC là >2037 pg/ml có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 76,7% và diện tích dưới đường
cong là 0,917 (p <0,001). Diện tích dưới đường cong của thang điểm GRACE là 0,836 (p=
0,003) và thang điểm mới GRACE + NT-proBNP là 0,920 (95% KTC= 0,86-0,96) và p
<0,001.
Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết thanh có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong và
suy tim sau hội chứng vành cấp. Việc kết hợp thang điểm GRACE và NT-proBNP giúp tiên
lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.

NT-proBNP SERUM AND GRACE SCORE IN SHORT-TERM PROGNOSIS
OF PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES
Objectives: Investigate the relationship between serum NT-proBNP concentration with
cardiovascular events after acute coronary syndromes (ACS). Assessing the value of short-
term prognosis of the GRACE score combined with NT-proBNP in patients with ACS.
Methods: Prospective study. The main outcome measures was mortality, myocardial
infarction and heart failure hospitalization within 30 days. Results: The study population consisted of 127 patients with ACS. Serum NT-proBNP
concentration between the groups in left ventricular ejection fraction, normal (EF ≥55%) was
809.7 pg/ml, mild reduction of EF (EF= 45-54%) was 1893.7 pg/ml and average reduction
(EF= 30-44%) was 2851.2 pg/ml (p <0.001). There was a strong inverse correlation between
NT-proBNP and left ventricular ejection fraction after ACS (r= -0.503; p <0.001). Optimal
NT-proBNP cut-points for prediction of 30-day mortality has >2037 pg/ml with a sensitivity
of 100% and a specificity of 76.7%, and area under the curve was 0.917 (p <0.001). Area
under the curve of the GRACE score was 0.836 (p = 0.003) and a new score GRACE + NT-
proBNP was 0.920 (95% CI = 0.86 to 0.96) and p <0.001.
Conclusions: Serum NT-proBNP concentration is strong associated with mortality and
heart failure after acute coronary syndromes. The combination of GRACE score and NT-
proBNP to predict short-term mortality in patients with acute coronary syndromes.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng vành cấp bao gồm đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh
lên (gọi là HCVC không có ST chênh lên) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. Theo thống kê
của Mỹ và Châu Âu, tần suất mắc bệnh nhồi máu cơ tim ST chênh lên là 30-33%, nhồi máu cơ
tim không ST chênh lên là 25% và đau thắt ngực không ổn định là 38-42%.
Rối loạn chức năng tâm thu hoặc suy tim sau hội chứng vành cấp là một yếu tố tiên lượng xấu
và làm gia tăng tử vong lên gấp 4 lần so với bệnh nhân không có rối loạn chức năng thất trái.
Trong số bệnh nhân không có tiền sử suy tim, tỷ lệ biến cố suy tim sau hội chứng vành cấp lúc
nhập viện là khoảng 13% và tiến triển suy tim trong thời gian nằm viện tăng thêm 6,3%.
Từ năm 2002, một loạt các nghiên cứu lớn đã chứng minh mối liên quan giữa nồng độ NT-
proBNP huyết thanh với tỷ lệ tử vong và biến cố suy tim ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, là yếu
tố tiên lượng độc lập với các yếu tố nguy cơ khác bao gồm lớn tuổi, giới nữ, giảm chức năng thận,
mức độ hoại tử cơ tim, rối loạn chức năng tâm thu thất trái hoặc suy tim. Thật vậy, NT-proBNP
không chỉ liên quan đến nguy cơ tử vong hoặc biến cố suy tim ở những bệnh nhân trước đó không
có suy tim trên lâm sàng và chức năng thất còn bảo tồn sau hội chứng vành cấp mà còn giúp theo
dõi hiệu quả điều trị can thiệp mạch vành.
Hiện nay, Hiệp hội Tim mạch trên Thế giới và Hội Tim mạch Việt Nam đã khuyến cáo áp
dụng thang điểm nguy cơ TIMI và GRACE để phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân hội chứng vành
cấp. Đặc biệt, khi chúng ta kết hợp yếu tố NT-proBNP với thang điểm TIMI hoặc GRACE sẽ làm
tăng khả năng tiên đoán các biến cố tim mạch ngắn hạn ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Chính vì những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nồng độ NT-proBNP
huyết thanh và thang điểm nguy cơ GRACE trong tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân hội chứng
vành cấp”. Với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với các biến cố tim mạch
sau hội chứng vành cấp.
2. Đánh giá giá trị tiên lượng ngắn hạn của thang điểm GRACE kết hợp với NT-proBNP ở
bệnh nhân hội chứng vành cấp.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Đau thắt ngực không ổn định: được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Quốc
gia Việt Nam và hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥50%) qua chụp động mạch vành.
Nhồi máu cơ tim cấp: Troponin tăng >0,1ng/ml Và biến đổi điện tâm đồ (ST chênh lên
mới tại điểm J ≥0,2mV (nam) ≥0,15mV (nữ) ở V1-V2; và/hoặc ≥0,1 mV ở các chuyển đạo
khác Hoặc ST chênh xuống và thay đổi sóng T: ST mới chếnh xuống nằm ngang hoặc chếch
xuống ≥0,05mV ở hai chuyển đạo liên tiếp; và/hoặc sóng T đảo ngược ≥0,1mV ở hai chuyển
đạo với sóng R cao hoặc R/S >1) Và/hoặc đau thắt ngực không ổn định.
Tiêu chuẩn loại trừ: Tai biến mạch máu não; Suy thận; Tiền sử hẹp hở chủ, hẹp hở 2 lá,
suy tim; Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ; Thuyên tắc phổi, tăng áp phổi, nhiễm trùng nặng, bỏng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi 30 ngày các biến cố tử vong,
nhập viện vì suy tim và NMCT.
2.2.1. Thang điểm nguy cơ GRACE
1. Cho điểm từng yếu tố tiên lƣợng
Killip

Điểm HATT
(mmHg)
Điểm

Nhịp tim
(l/p)
Điểm Tuổi Điểm Creatinin
(µmol/L)
Điểm

I
II
III
IV
0
21
43
64
< 80
80-99
100-119
120-139
140-159
160-199
≥ 200
63
58
47
37
26
11
0
< 70
70-89
90-109
110-149
150-199
≥ 200
0
7
13
23
36
46
< 40
40-49
50-59
60-69
70-79
≥ 80
0
18
36
55
73
91
0-34
35-70
71-105
106-140
141-176
177-353
≥ 354
2
5
8
11
14
23
31
2. Yếu tố nguy cơ khác
Ngưng tim lúc nhập viện: 43 điểm ST chênh lên: 30 điểm Tăng men tim: 15 điểm
Điểm tổng =
[Killip]+[HATT]+[Nhịp tim]+[Tuổi]+[Creatinin]+[Ngưng tim]+[ST chênh lên]+[Tăng men tim]
HCVC không có ST chênh lên NMCT cấp có ST chênh lên
Nhóm nguy cơ Điểm Tử vong 30 ngày (%) Điểm Tử vong 30 ngày (%)
Thấp 1 – 108 < 1 49 – 125 < 2
Trung bình 109 – 140 1 – 3 126 – 154 2 – 5
Cao 141 - 372 > 3 155 - 319 > 5

2.2.2. Phân suất tống máu thất trái:
Kỹ thuật siêu âm Doppler tim của bệnh nhân theo qui trình thống nhất của Hội Siêu âm
Mỹ trên máy siêu âm màu Aligent của Nhật. Thực hiện siêu âm 2D để tính phân suất tống
máu thất trái (LVEF). Ngoài ra, phân suất tống máu thất trái được đánh giá qua phần mềm
Xcelera 2.1 L1 SP1 (© Koninklijke Philips Electronics N.V.2006) qua thông tim.
Giá trị phân suất tống máu thất trái: Bình thường 55-80%. Mức độ bất thường: Nhẹ (EF=
45-54%), Vừa (EF= 30-44%) và Nặng (EF <30%).
2.2.3. Phƣơng pháp xét nghiệm:
Phân tích sinh hoá NT-proBNP được tiến hành bằng phương pháp miễn dịch điện hóa
phát quang của hãng Roche bằng máy phân tích Elecsys 2010 (Hitachi, Nhật Bản) tại khoa
Hóa sinh Bệnh viện Trung Ương Huế.
Nồng độ NT-pro-BNP huyết thanh ở người khỏe mạnh bình thường đối với nam là
31,88±28,84 pg/ml và nữ là 43,38±16,43 pg/ml.
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu: phần mềm thống kê y học SPSS 18.0 và Medcalc 10.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 127 bệnh nhân hội chứng vành cấp, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
- Nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp là 1073,7±3,1 pg/ml,
trung vị 1023,4 pg/ml.
Bảng 1. Đặc điểm chung
NMCTSTCL HCVCKSTCL p
Tuổi 65,2 ± 12,7 65,7 ± 12,3 0,82
Độ lọc cầu thận 74,5 ± 19,4 73,6 ± 18,0 0,79
Phân suất tống máu thất trái 57,52 ± 10,79 65,69 ± 7,98 <0,001
NT-proBNP 1928,7 499,2 <0,001
GRACE 168,5 ± 30,4 118,6 ± 28,9 <0,001

Bảng 2. So sánh tử vong và NT-proBNP giữa hai nhóm Killip I và Killip II-IV
Phân độ Killip N
Tỷ lệ tử vong NT-proBNP (pg/ml)
n (%) OR (95% KTC) p Trung bình p
Killip I 103 3 (2,9) 6,67
(1,38-32,11)
0,024
792,0
<0,001
Killip II-IV 24 4 (16,7) 3964,3


(p <0,001) r = -0,503 (p <0,001)
Biểu đồ 1. So sánh NT-proBNP giữa các nhóm
theo phân suất tống máu thất trái
Biểu đồ 2. Tương quan giữa NT-proBNP
với phân suất tống máu thất trái
Bảng 3. Giá trị điểm cắt của nồng độ NT-proBNP trong dự đoán suy tim sau HCVC
Biến số Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu AUC p
NT-proBNP (pg/ml)
>1007 79,2% 60,4%
0,751 <0,001
>1815 50,0% 76,0%
Bảng 4. Giá trị điểm cắt của NT-proBNP dự báo biến cố
Đặc điểm NT-proBNP Độ nhạy Độ đặc hiệu
Tử vong
>2037 pg/ml 100% 76,7%
>3957 pg/ml 85,7% 90,0%
Biến cố chung
(suy tim, NMCT, tử vong)
>1788 pg/ml 100% 73,3%
>3957 pg/ml 63,6% 90,5%
Bảng 5. Giá trị điểm cắt tiên đoán tử vong của NT-proBNP và thang điểm GRACE ở
bệnh nhân HCVC
Biến số Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu AUC p
NT-proBNP (pg/ml) >2037 100% 76,7% 0,917 (0,86-0,96) <0,001
GRACE (điểm) >170 71,4% 85,0% 0,836 (0,76-0,90) 0,003 Thang điểm GRACE và nồng độ NT-proBNP trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân
HCVC qua phân tích hồi qui Cox, ta có thang điểm mới:
GRACE + NT-proBNP= (3 x GRACE) + (3997 x log NT-proBNP)
Bảng 6. Giá trị điểm cắt tiên đoán tử vong của thang điểm GRACE kết hợp NT-proBNP
Biến số Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu AUC p
GRACE + NT-proBNP
>13779,3 100% 78,3% 0,920
(0,86-0,96)
<0,001
>15233,5 71,4% 92,5%

4. BÀN LUẬN
Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân HCVC trong nghiên cứu này là 1073,7 pg/ml và giá trị
trung vị là 1023,4 pg/ml. Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân HCVC tăng cao gấp nhiều lần so
với giá trị bình thường trong nghiên cứu này (p <0,001). Nghiên cứu 1.033 bệnh nhân HCVC
của tác giả Khan và cs, nồng độ NT-proBNP trung vị là 1106,6 pmol/L. Nghiên cứu của
Omland và cs (n= 609), giá trị trung vị của NT-proBNP là 545 pmol/L (157-1435 pmol/L).
Tỷ lệ tử vong 30 ngày ở bệnh nhân có độ Killip II-IV lúc nhập viện tăng gấp 6,7 lần so
với nhóm bệnh nhân Killip I (OR= 6,67; p= 0,024). Nghiên cứu của Steg và cs trên 13.707
bệnh nhân HCVC cho thấy tỷ lệ tử vong bệnh viện ở bệnh nhân suy tim lúc nhập viện tăng
gấp 4 lần (OR= 4,6; 95% KTC= 3,85-5,40) và tỷ lệ tử vong theo nhóm Killip I-III tương ứng
là 2,9%, 9,9% và 20,4% (p <0,0001). Nồng độ NT-proBNP huyết thanh tăng đáng kể ở những
bênh nhân HCVC có biểu hiện rối loạn chức năng tâm thu thất trái (Killip II-IV) sau HCVC,
3964,3 pg/ml so với 792,0 pg/ml ở nhóm Killip I, p <0,001. Theo tác giả Omland và cs, tỷ lệ
độ Killip >I lúc nhập viện ở nhóm NT-proBNP >545 pmol/L cao hơn so với nhóm NT-
proBNP ≤545 pmol/L (11% so với 4%, p=0,0005).
Đồng thời, nồng độ NT-proBNP huyết thanh cũng gia tăng theo mức độ của phân suất
tống máu thất trái. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận có khác biệt về nồng độ NT-
proBNP huyết thanh giữa các nhóm theo phân suất tống máu thất trái, bình thường (EF ≥55%)
là 809,7 pg/ml, giảm nhẹ (EF= 45-54%) là 1893,7 pg/ml và giảm vừa (EF= 30-44%) là
2851,2 pg/ml (p <0,001). Tác giả Estrada và cs nghiên cứu trên 506 bệnh nhân
HCVCKSTCL, chức năng thất trái bình thường (EF ≥50%) và rối loạn chức năng thất trái nhẹ
(EF 40-49%), trung bình (EF 30-39%) và nặng (EF <30%) lần lượt có giá trị NT-proBNP là
170,2 pg/ml, 333,7 pg/ml, 600,4 pg/ml và 1439,4 pg/ml (p <0,0001). Kết quả nghiên cứu của
Ezekowitz, giá trị của NT-proBNP ở các nhóm theo phân suất tống máu thất trái (>54%, 50-
54%, 40-49% và <40%) là 1123 pg/ml, 1394 pg/ml, 2170 pg/ml và 2564 pg/ml (p= 0,02). Ngoài ra, mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái sau
HCVC cũng được đề cập. Nghiên cứu của Weber và cs trên 765 bệnh nhân HCVC cho thấy
mối tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái (r= -0,509; p
<0,001). Theo Mayr và cs, mối tương quan giữa logNT-proBNP và phân suất tống máu là -0,49
(p< 0,004). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP
với phân suất tống máu thất trái sau HCVC (r= -0,503; p <0,001).
Giá trị điểm cắt tiên đoán tử vong 30 ngày ở bệnh nhân HCVC trong nghiên cứu này là
NT-proBNP >2037 pg/ml có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 76,7% và diện tích dưới đường
cong là 0,917 (p <0,001). Qua phân tích nhiều nghiên cứu, tác giả McCullough đề nghị giá trị
nồng độ NT-proBNP >2000 pg/ml được xem như nguy cơ cao. Theo Jarai, giá trị điểm cắt
điểm cắt của NT-proBNP là 2827 pg/ml. Nghiên cứu của Timóteo, giá trị này là 2818 pg/ml
(AUC= 0,80 và p <0,001).
Các nghiên cứu đều chứng minh rằng giá trị tiên lượng chính xác tử vong ngắn hạn 30
ngày của thang điểm nguy cơ GRACE ở bệnh nhân HCVC. Diện tích dưới đường cong của
thang điểm GRACE lần lượt trong các nghiên cứu là Gale (AUC= 0,80 và p <0,001), Khan
(AUC= 0,84 và p <0,001), Timóteo (AUC= 0,85 và p <0,001) và chúng tôi (AUC= 0,84 và p=
0,003). Nhằm mở rộng giá trị tiên lượng của nồng độ NT-proBNP huyết thanh và cải thiện
thang điểm GRACE ở bệnh nhân HCVC, các nghiên cứu tiến hành kết hợp giá trị tiên lượng
của nồng độ NT-proBNP vào thang điểm GRACE trong tiên lượng ngắn hạn (trong vòng 30
ngày). Tác giả Khan và cs cho rằng khi kết hợp thang điểm nguy cơ GRACE và NT-proBNP
giúp cải thiện tiên đoán nguy cơ tử vong là 0,85 (95% KTC: 0,85-0,90; p <0,001). Theo tác
giả Timóteo và cs, diện tích dưới đường cong tiên lượng tử vong 30 ngày của thang điểm
GRACE và GRACE + NT-proBNP lần lượt là 0,85 (0,80-0,90) và 0,86 (0,81-0,91). Tương tự,
chúng tôi ghi nhận diện tích dưới đường cong của thang điểm GRACE là 0,836 (p= 0,003) và
thang điểm mới GRACE + NT-proBNP là 0,920 (95% KTC= 0,86-0,96) và p <0,001.
Tóm lại, vận dụng thang điểm GRACE và ngưỡng giá trị NT-proBNP >2037 pg/ml giúp
tiên lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân HCVC. Kết hợp giá trị của NT-proBNP huyết thanh
vào thang điểm GRACE để phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân HCVC là rất thiết thực.
5. KẾT LUẬN
Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân HCVC trong nghiên cứu này là 1073,7 pg/ml và giá trị
trung vị là 1023,4 pg/ml.
Nồng độ NT-proBNP huyết thanh giữa các nhóm theo phân suất tống máu thất trái, bình
thường (EF ≥55%) là 809,7 pg/ml, giảm nhẹ (EF= 45-54%) là 1893,7 pg/ml và giảm vừa (EF= 30-44%) là 2851,2 pg/ml (p <0,001). Đồng thời, mối tương quan nghịch giữa nồng độ
NT-proBNP với phân suất tống máu thất trái sau HCVC (r= -0,503; p <0,001).
Giá trị điểm cắt tiên đoán tử vong 30 ngày ở bệnh nhân HCVC trong nghiên cứu này là
NT-proBNP >2037 pg/ml có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 76,7% và diện tích dưới đường
cong là 0,917 (p <0,001).
Diện tích dưới đường cong của thang điểm GRACE là 0,84 (p= 0,003). Thang điểm
GRACE + NT-proBNP = (3 x GRACE) + (3.997 x log NT-proBNP) có diện tích dưới đường
cong là 0,920 (p <0,001), giúp tiên lượng tử vong tốt ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Phương Anh, Phạm Như Thế (2006), Đánh giá sự
biến đổi nồng độ NT-ProBNP ở đợt cấp của bệnh nhân suy tim mạn, Tạp chí Tim mạch học Việt
nam, 43.
2. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008), Chẩn đoán, điều trị bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định
và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên, Khuyến Cáo Về Các Bệnh Lý Tim Mạch & Chuyển
Hóa, Hội Tim Mạch học Việt Nam, pp.351-393.
3. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008), Xử trí nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, Khuyến
Cáo Về Các Bệnh Lý Tim Mạch & Chuyển Hóa, Hội Tim Mạch học Việt Nam, pp.394-437.
4. Bazzino O, Fuselli J, Bottoc F, et al (2004), Relative value of N-terminal probrain natriuretic
peptide, TIMI risk score, ACC/AHA prognostic classification and other risk markers in patients
with non-ST-elevation acute coronary syndromes, Eur Heart J, 25, pp.859-866.
5. Elbarouni B, Goodman SG, Yan RT, et al (2009), Validation of the global registry of Acute
Coronary Event (GRACE) risk score for in-hospital mortality in patients with acute coronary
syndrome in Canada, Am Heart J, 158, pp.392-399.
6. Estrada N, Rubinstein F, Bahit MC, et al (2006), NT-probrain natriuretic peptide predicts
complexity and severity of the coronary lesions in patients with non-ST-elevation acute coronary
syndromes, Am Heart J, 151, pp.1100e1-1100e7.
7. Ezekowitz JA, Armstrong PW, Granger CB, et al (2010), Predicting chronic left ventricular
dysfunction 90 days after ST-segment elevation myocardial infarction: An Assessment of
Pexelizumab in Acute Myocardial Infarction (APEX-AMI) Substudy, Am Heart J, 160, pp.272-
278.
8. Fox A, Goodman G, Klein W, et al (2002), Management of acute coronary syndromes. Variations
in practice and outcome. Findings from the Global Registry of Acute Coronary Events (GRACE),
Eur Heart J, 23, pp.1177-1189. 9. Gale CP, Manda S, Weston CF, et al (2009), Evaluation of risk scores for risk stratification of
acute coronary syndromes in the Myocardial Infarction National Audit Project (MINAP)
database, Heart, 95, pp.221-227.
10. Grabowski M, Filipiak KJ, Malek LA, et al (2007), Admission B-type natriuretic peptide
assessment improves early risk stratification by Killip classes and TIMI risk score in patients with
acute ST elevation myocardial infarction treated with primary angioplasty, Int J Cardiol, 115,
pp.386-390.
11. Hasdai D, Behar S, Wallentin L, et al (2002), A prospective survey of the characteristics,
treatments and outcomes of patients with acute coronary syndromes in Europe and the
Mediterranean basin, Eur Heart J, 23, pp.1190-1201.
12. Jarai R, Iordanova N, Jarai R, et al (2007), Prediction of clinical outcome in patients with non-
ST-elevation acute coronary syndrome (NSTE-ACS) using the TIMI risk score extended by N-
terminal pro-brain natriuretic peptide levels, Wien Klin Wochenschr, 119, pp.626-632.
13. Khan SQ, Narayan H, Ng KH, et al (2009), N-terminal pro-B-type natriuretic peptide
complements the GRACE risk score in predicting early and late mortality following acute
coronary syndrome, Clin Sci, 117, pp.31-39.
14. Lindahl B, Lindbäck J, Jernberg T, et al (2005), Serial Analyses of N-Terminal Pro-B-Type
Natriuretic Peptide in Patients With Non-ST-Segment Elevation Acute Coronary Syndromes. A
Fragmin and Fast Revascularisation During Instability in Coronary Artery Disease (FRISC)-II
Substudy, J Am Coll Cardiol, 45, pp.533-541.
15. Manenti ER, Bodanese LC, Camey SA and Polanczyk C (2006), Prognostic Value of Serum
Biomarkers in Association with TIMI Risk Score for Acute Coronary Syndromes, Clin Cardiol,
29, pp.405–410.
16. Mayr A, Mayr J, Schocke M, et al (2011), Predictive value of NT-pro BNP after acute myocardial
infarction: Relation with acute and chronic infarct size and myocardial function, Int J Cardiol,
147, pp.118-123.
17. McCullough PA, Peacock WF, O’Neil B, et al (2010), An Evidence-Based Algorithm for the Use
of B-Type Natriuretic Testing in Acute Coronary Syndromes, Rev Cardiovasc Med, 11(suppl 2),
pp.S51-S65.
18. Morrow DA, Cannon CP, Jesse RL, et al (2007), National Academy of Clinical Biochemistry
Laboratory Medicine Practice Guidelines: Clinical Characteristics and Utilization of Biochemical
Markers in Acute Coronary Syndromes, Circulation, 115, pp.e356-e375.
19. Ndrepepa G, Braun S, Mehilli J, et al (2007), A prospective cohort study of prognostic power of
N-terminal probrain natriuretic peptide in patients with non-ST segment elevation acute coronary
syndromes, Clin Res Cardiol 96, pp.30-37. 20. Ndrepepa G, Braun S, Mehilli J, et al (2005), Plasma Levels of N-Terminal Pro-Brain Natriuretic
Peptide in Patients With Coronary Artery Disease and Relation to Clinical Presentation,
Angiographic Severity, and Left Ventricular Ejection Fraction, Am J Cardiol, 95, pp.553-557.
21. Omland T, Persson A, Ng L, et al (2002), N-terminal pro-B-type natriuretic peptide and long-
term mortality in acute coronary syndromes, Circulation, 106, pp.2913-2918.
22. Scirica BM (2010), Acute Coronary Syndrome: Emerging Tools for Diagnosis and Risk
Assessment, J Am Coll Cardiol, 55, pp.1403-1415.
23. Spencer FA and Meyer T (2005), Heart Failure and Shock Complicating Acute Coronary
Syndromes, Current Cardiology Reports, 7, pp.276-282.
24. Steg PG, Dabbous OH, Feldman LJ, et al (2004), Determinants and Prognostic Impact of Heart
Failure Complicating Acute Coronary Syndromes Observations From the Global Registry of
Acute Coronary Events (GRACE), Circulation, 109, pp.494-499.
25. Talwar S, Squire IB, Downie PF, et al (2000), Profile of plasma N-terminal proBNP following a
myocardial infarction: Correlation with left ventricular systolic dysfunction, Eur Heart J, 21,
pp.1514-1521.
26. Timóteo AT, Toste A, Ramos R, et al (2009), Does admission NT-proBNP increase the
prognostic accuracy of GRACE risk score in the prediction of short-term mortality after acute
coronary syndromes?, Acute Card Care, 11, pp.236-242.
27. Weber M, Kleine C, Keil E, et al (2006), Release pattern of N-terminal pro B-type natriuretic
peptide (NT-proBNP) in acute coronary syndromes, Clin Res Cardiol, 95, pp.270-280.
28. Wu AH, Parsons L, Every NR and Bates ER (2002), Hospital outcomes in patients presenting
with congestive heart failure complicating acute myocardial infarction, J Am Coll Cardiol, 40,
pp.1389-1394.

 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 09/11/2011