Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
KHÁNG SINH DỰ PHÒNG (PROPHYLACTIC ANTIBIOTICS)

 Written by Trần Văn Nguyên
Jun 21, 2008 at 09:48 AM

I. PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT ALTEMEIER

 

LOẠI VẾT MỔ

ĐỊNH NGHĨA

Sạch

Mổ chương trình, khâu từ đầu, không dẫn lưu. Không nhiễm trùng. Mô không viêm, kỹ thuật vô trùng tốt, không mở ống tiêu hoá, hô hấp, niệu sinh dục hay hầu, họng

Sạch – Nhiễm

Có nguy cơ nhiễm trùng như mổ vào ống tiêu hoá, hô hấp, niệu sinh dục hầu, âm đạo nhưng không nhiễm trùng. Cắt ruột thừa. Kỹ thuật vô trùng khá tốt. Có dẫn lưu

Nhiễm

Vết thương hở < 4h.

Mổ vào ống tiêu hoá có rò dịch tiêu hoá. Mổ vào hệ tiết niệu, mật có nhiễm. Kỹ thuật vô trùng không tốt. Rạch da qua vùng viêm chưa có mủ.

Bẩn hay nhiễm trùng

Chấn thương có mô hoại tử, vật lạ, phân, vết thương hở > 4h, thủng tạng rỗng, mổ muộn.

Mổ vào vùng viêm có mủ.

     Đối với loại phẫu thuật 3 – 4 của Altemeier đều phải sử dụng ks điều trị. Đối với loại 1 và 2 chúng ta nên sử dụng KS dự phòng. Nếu sử dụng KS hai giờ trước khi rạch da có tỷ lệ 0,6% nhiễm khuẩn vết mổ. Trong khi đó cùng loại phẫu thuật trên có 202 bệnh nhân dùng KS ba giờ sau khi rạch da thì có tới 1,4% nhiễm khuẩn vết mổ và 488 bệnh nhân dùng KS chậm hơn 3 giờ sau khi rạch da thì có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 3,3%.

II. BẢNG ĐIỂM ASA

   Theo Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ thì tình trạng toàn thân của bệnh nhân được xếp theo mức độ nguy cơ:

 

ASA SCORE

THỂ TRẠNG BỆNH NHÂN

1

Bệnh nhân toàn trạng bình thường

2

Bệnh nhân có rối loạn toàn thân

3

Bệnh nhân rối loạn toàn thân nặng, hoạt động hạn chế nhưng không tàn phế

4

Tình trạng toàn thân nặng, nguy cơ tử vong

5

Tình trạng toàn thân rất nặng, khả năng tử vong trong 24 h dù có phẫu thuật hay không

Theo phân loại trên nếu ASA>2 thì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ tăng lên rõ rệt.

III. THỜI GIAN & KỸ THUẬT MỔ:

  • Nếu thời gian mổ kéo dài và/hoặc mổ không khéo léo-sạch đẹp thì tỉ lệ nhiễm cũng tăng thêm.
  • Tóm lại, với 3 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm trùng sau mổ.

IV. NGUYÊN TẮC CHỌN KS

Theo Hội nghị quy ước dùng KS dự phòng họp tại Paris năm 1992, như sau:
- KS dự phòng (chủ yếu dùng đường tĩnh mạch) phải luôn luôn được tiến hành trước phẫu thuật trong thời gian tối đa 1 giờ - 1 giờ 30. Nếu có thể thì tiến hành cùng lúc với tiền mê và thời gian sử dụng ngắn trong vòng 24 giờ. Cá biệt có thể dùng kéo dài 48 giờ. Liều lượng đầu tiên gấp đôi liều dùng thông thường.
- KS dự phòng lựa chọn phải có phổ thích hợp với vi khuẩn được xác định là nguyên nhân thường gặp nhất. Phải xác định rõ hoạt tính, sự khuếch tán vào tổ chức mô, khả năng dung nạp của KS được lựa chọn.
- Liều lượng KS dự phòng phải giữ đúng, không cho thêm KS khi có drain dẫn lưu.
- Phác đồ lựa chọn KS dự phòng dựa trên sự nhất trí giữa phẫu thuật viên gây mê - hồi sức, vi khuẩn học và các nhà dược học.
- Hiệu quả KS dự phòng phải luôn được đánh giá bằng cách kiểm tra tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ và những vi khuẩn ở những người bệnh phải mổ hoặc không phải mổ.

CHÚ Ý:

  • CEPHALO THẾ HỆ 1: Chủ yếu tác dụng trên gram +.
  • CEPHALO THẾ HỆ 2: tác dụng trên cả gram + và -.
  • CEPHALO THẾ HỆ 3: Chủ yếu tác dụng trên gram -.

    Tùy theo loại vi trùng nào hay có mặt trong loại phẫu thuật đó mà cho KS theo kinh nghiệm (empirical) rồi chờ kết quả cấy nhuộm vi trùng mà hội chẩn lại để cho KS đặc hiệu. 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 31/10/2010

Số lượt truy cập
11.008.834
248 người đang xem