1. Kháng thể được tổng hợp ở :
A. Nguyên bào sợi.
B. Tương bào.
C. Lympho bào T.
D. Tế bào sắc tố.
2. Tương bào có nguồn gốc:
A. Mào thần kinh
B. Lympho bào T
C. Lympho bào B
D. Mono bào
3. Chức năng phóng thích histamin, tham gia phản ứng dị ứng được thực hiện bởi
A. Masto bào
B. Tương bào
C. Tế bào mỡ
D. Bạch cầu trung tính
4. Phân tử Collagen được tổng hợp bởi:
A. Tế bào nội mô.
B.Tương bào.
C. Lympho bào.
D.Tế bào sợi.
5. Sụn trong có ở :
A. Nắp thanh môn.
B. Khớp giữa thân đốt sống.
C. Sụn sườn.
D. Loa tai.
6. Sụn nắp thanh quản và vành tai là :
A. Sụn trong.
B. Sụn xơ.
C. Sụn chun.
D. Sụn lẫn xương.
7. Sụn chun có ở:
A. Gian đốt sống.
B. Đầu khớp xương dài và thành đường dẫn khí.
C. Ở khớp xương mu.
D. Vành tai.
8. Sụn Xơ có ở:
A. Sụn gian đốt sống.
B. Sụn khớp mu.
C. Sụn gian đốt sống và sụn khớp mu.
D. Sụn nối.
9. Tế bào sụn có mấy cách sinh sản:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
10. Tế bào phân chia nhiêù lần với mặt phẳng phân chia khác nhau là kiểu sinh sản
A. Kiểu vòng
B. Kiểu trục
C. Kiểu đắp thêm
D. Tất cả đều sai
11. Cấu tạo đầy đủ của sụn
A. Gồm màng sụn và sụn
B. Màng sụn có nguyên bào sợi
C. Chất căn bản
D. Mô liên kết đặc bao quanh, các sợi, chất căn bản, tế bào sụn
12. Sụn trong có ở:
A. Đầu xương dài
B. Đĩa đệm đốt sống
C. Loa tai
D. Nắp thanh quản
13. Mô xương là mô liên kết mà ở đó :
A. Chất căn bản không có glycosaminoglycan.
B. Chất căn bản nhiễm muối canxi.
C. Tế bào xương không còn khả năng chuyển hoá.
D. Mạch máu có nhiều trong chất gian bào.
14. Xương trong sụn được tạo thành do:
A. Tế bào xương.
B. Huỷ cốt bào.
C. Màng xương.
D. Tế bào sụn.
15. Mô xương không có cấu tạo này:
A. Tế bào xương.
B. Huỷ cốt bào.
C. Đại thực bào.
D. Sợi collagen.
16. Hệ thống Havers:
A. Là một đơn vị cấu tạo của xương Havers
B. Nằm ở lớp cơ bản ngoài thân xương
C. Nằm ở lớp giữa thân xương
D. Là đơn vị cấu tạo xương ngắn
17. Chất nền xương là do tế bào nào sản xuất ra
A. Hủy cốt bào
B. Cốt bào
C. Tạo cốt bào
D. Đại bào (tế bào khổng lồ)
18. . Đơn vị co cơ của cơ vân là:
A. Siêu sợi actin
B. Siêu sợi myosin
C. Vi sợi cơ
D. Sarcomer
E. Sợi actin và sợi myosin.
19. Sợi cơ vân không có các đặc điểm sau:
A. Nhiều nhân
B. Có vân ngang
C. Có màng đáy
D. Có nhiều myoglobin
E. Nhân nằm giữa tế bào.
20. Vạch bậc thang là cấu trúc:
A. Có ở cơ trơn.
B. Có ở cơ vân.
C. Có ở cơ tim.
D. Có ở cơ biểu mô.
21. Tế bào cơ hoạt động không theo ý muốn là:
A. Cơ trơn.
B. Cơ vân.
C. Cơ tim.
D. Cơ trơn và cơ tim.
22. Tế bào cơ thường chỉ có một nhân nằm giữa tế bào là:
A. Cơ vân tim.
B. Cơ vân xương.
C. Cơ vân tim và cơ trơn.
D. Chỉ có cơ trơn.
23. Cơ tim và cơ vân giống nhau ở điểm
A. Có vân sáng tối xen kẽ
B. Có nhiều nhân
C. Đặc tính co cơ mạnh nhanh
D. Tất cả đều đúng
24. Mô cơ trơn không có mặt ở:
A. Thành mạch máu.
B. Thành tim.
C. Thành ruột.
D. Thành đường hô hấp.
25. Lớp dày nhất ở tĩnh mạch là:
A. áo trong
B. áo giữa
C. áo ngoài
D. Lá chun trong
26. Áo trong của động mạch không có các thành phần sau:
A. Lớp nội mô
B. Màng ngăn chun trong
C. Lớp mô liên kết dưới nội mô
D. Màng ngăn chun ngoài
27. Bản chất cấu tạo của lớp dưới nội mô là:
A. Biểu mô
B. Mô liên kết thưa
C. Màng đáy
D. Màng chun trong
28. Lớp cơ tim có thể xem tương đương với:
A. áo trong.
B. áo giữa.
C. áo ngoài.
D. Màng ngăn chun trong.
29. Thành động mạch cấu tạo dày nhất ở lớp:
A. Áo trong.
B. Áo giữa.
C. Lớp màng ngăn chun trong.
D. Áo ngoài.
30. Cấu tạo thành động mạch khác với tĩnh mạch ở đặc điểm:
A. Lòng rộng
B. Thành mỏng
C. Có màng ngăn chun trong
D. Thành dày