Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Khmer

“Sự cải đạo trong người Khmer ở Trà Vinh hiện nay”

Việc cải đạo có kết quả [1] đối với tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer tại chính làng quê Tây Nam Bộ (không phải chỉ là dân nhập cư ở các thành phố) đã đánh dấu ấn tiêu cực vào sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.

Như vậy, là Phật giáo Việt Nam đã bị cải đạo từ tất cả mọi phía, kể cả phía tưởng chừng như đã được phòng vệ kiên cố nhất. Qua bài báo, chúng ta sẽ thấy những cứ điểm cải đạo đầu tiên đã hình thành ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Đối với việc cải đạo tín đồ Phật giáo Khmer Trà Vinh, người ta đã làm được việc khó khăn nhất là cắm chốt vào giữa lòng làng quê Phật giáo. Công việc tiếp theo là vết dầu loang, chắc sẽ có kết quả nhanh hơn.

Khi đứng giữa Ta Prohm (hay còn gọi Rajavihara), Angkor Thom, tôi miên man suy nghĩ về dấu tích “Clash of civilization” còn lưu lại trên tường do khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn.

Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất.

Hiện nay trong đền chỉ còn lingayoni [2]

Đạo phật Bắc Tông vào VN năm nào?

Trẻ em VN nào cũng quen hình ảnh “Đường Tam tạng-Tề Thiên đại thánh”, khoảng năm 600 SCN [3].

Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long (1011) và hình ảnh Quốc sư-chùa chiềng (danh lam thắng cảnh) hiện lên khắp nơi.

Rồi…1802 nhà Nguyễn ra đời.

Nhà văn Sơn Nam đã chỉ ra:

Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt-Miên. Loạn lạc đã phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về hình thức là dẹp xong nhưng mầm mống còn đó. Người Miên cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam Kỳ lại bực dọc với chính sách "nhứt thị đồng nhơn" của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại còn chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị.

Còn Nguyễn Phan Quang, thì nhấn mạnh đến tệ tham lam của quan lại và địa chủ, giáo sư viết:

Do bất bình với chính sách "đồn điền" của triều Nguyễn, vì nó đã tạo ra cơ hội cho quan lại cùng địa chủ đổ xô đến Lạc Hóa, Ba Xuyên...chiếm đoạt ruộng đất. Bên cạnh đó, việc thay đổi phong tục tập quán địa phương và âm mưu gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc cũng đã góp phần làm nên nhiều cuộc nổi dậy [4].

Từ những năm 1975s, Nguyễn Hiến Lê đã nói: “Vì đâu nên nỗi cá sa nơm”. Chùa chiềng cũng bị “Gone with the wind”. Âu cũng là kiếp nạn.

 

 

PS: Theo [1]: từ “kết quả” này nên dịch ra tiếng Anh thế nào? Efficient, effective, productive, benefit by something.

 

 

 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 28/02/2020
 1  2 
Sản Ngoại - Thủ thuật - Mổ Bệnh học nội - Phác đồ Nhi Ngoại ngữ Đọc giúp bạn Vui để học Basic sciences Đề thi Ghi danh AVYKDiễn đàn Y Cần ThơQuyên Góp

Số lượt truy cập
37.464.910
31 người đang xem


replica rolex