TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ
I. ĐẠI CƯƠNG
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế choliestarase (phospho hữu cơ và carbamates) được sử dụng rộng rải trong nông nghiệp và cũng vì sử dụng rộng rải như vậy nên ngộ độc phosphor hữu cơ là một bệnh cảnh cấp cứu hết sức thường gặp.
4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là:
1. Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.
2. Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ tươi (dạng bột) mùi cỏ thối.
3. Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.
4. DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt.
Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, niêm mạc (nhất là mắt) và chủ yếu là đường tiêu hóa (do bàn tay dính thuốc, ăn uống nhầm, tự tử, đầu độc...).
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Acetylcholin là chất trung gian hóa học tái các synap thần kinh trước hạch của cả hai hệ giao cảm và phó giao cảm, cũng như tại các sợi hậu hạch phó giao cảm và các sợi thần kinh giao cảm chi phối các tuyến mồ hôi, cơ dựng lông, một số mạch máu. Sau khi tác động lên các receptor đặc hiệu ở màng tế bào hậu synap, Acetylcholin sẽ bị phân hủy bởi choliesterase.
Tuy nhiên, khi phospho hữu cơ gắn vào choliestease sẽ tạo thành hợp chất bền vững làm mất hoạt tính của cholinesterase. Hậu quả là làm tích tụ Acetylcholin tại các synap thần kinh ===> kích thích quá mức các receptor ở hậu synap. Có hai loại receptor chịu tác dụng của Acetylcholin: receptor muscarinic và nicotinic.

III. TRIỆU TRỨNG LÂM SÀNG:
Chính cơ chế tác dụng như trên nên ta có 2 hôi chứng chủ yếu của một bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ:
1. Hội chứng muscarinic: kích thích thần kinh phó giao cảm gây:
• Co đồng tử
• Tăng tiết nước mắt ớc bọt
• Nhịp tim chậm, giãm dẫn truyền nhĩ thất, rối loạn nhịp thất.
• Hạ huyết áp
• Nhìn mờ
• Tiểu không tự chủ
• Tăng nhu động dạ dày ruột
2. Hội chứng nicotinic:
+ Kích thích thần kinh thực vật gây:
• Run cơ, yếu cơ, liệt cơ
• Kích thích thần kinh giao cảm gây: da xanh (do co mạch), mạch nhanh, vã mồ hôi…
+ Thần kinh trung ương gây: Lo lắng, bồn chồn, nói lấp, biến đổi tri giác.
III. CẬN LÂM SÀNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN
_ Xét nghiệm máu: hoạt độ men cholinesterase bình thường ở nam giới là 2,54 ± 0,53 micromol, nữ giới: 2,18 ± 0,51 micromol. Nếu giảm 30% là nhiễm độc nhẹ, giảm 50%: nhiễm độc vừa, giảm trên 70% là nhiễm độc nặng. Chẩn đoán khi cholinesterase giảm hơn 50%.
_ Tìm độc chất trong nước tiểu, hoặc dạ dày bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí.

Tài liệu tham khảo:
http://www.ykhoanet.com/yhocphothong...huoctrusau.htm
http://i278.photobucket.com/albums/k...LHC/HCCLHC.jpg
http://www.ycantho.com/content/2/3/1...drenergic.html