Mình chỉ xin hỏi vì đang quan tâm. Thật ra đây không hẳn là một tình huống mà cũng không hẳn là một bệnh cảnh thật sự. Chủ yếu mình quan tâm về vấn đề điều chỉnh rối loạn lipid ở bệnh nhân có HCCH khi bị STM thôi. Các thông số trên chỉ để giới hạn lại vấn đề cần hỏi. Nếu cần thêm dữ kiện, mình xin cung cấp thêm một số theo như yêu cầu:
Tuổi 60. Giới: nữ (MK năm 49 tuổi). THA 10 năm, DmII 5 năm, STM phát hiện 1,5 năm ở GĐ3, hiện đang điều trị bảo tồn, không có điều kiện lọc thận định kỳ. Cao 145cm. Nặng 53kg, CC: 145cm.
Creatinin 462mmol/L
Protein niệu/24g: 1,7g
A.uric: 450micromol/L.
HDL-c: 0,92mmol/L. LDL-c: 3,31mmol/L. TG: 3,5mmol/L.
HbA1c 7,1%.
Hb 8,9g%. RBC: 3,2M/ml. K+: 4,4mmol/l.
SATQ: kích thước thận 2 bên teo nhỏ, mất phân biệt vỏ tủy. Doppler mạch máu thận: không thấy hẹp ĐM thận 2 bên.
Mình định xin chiến lược điều trị của các bạn. Nếu cần thông tin về điều trị trước ở tình huống này, mình xin gợi ý theo ý kiến chủ quan của mình, mong được các bạn góp ý tận tình:
Amlor 5mg x 2/d.
Lasix 40mg/d
Zestril 5mg/d. Aprovel 75mg/d.
Crestor 5mg/d. Plavix 75mg/d. Aspirine 81mg/d.
Lantus 10UI/d + Mixtard 15UI x 2/d.
Ketosteril 3v x 3/d
Omega-3 500mg 2v x 2/d. Acid folic 5mg/d. Enat 400UI/d.
Cho mình hỏi thêm:
1. Crestor liều cao có chống chỉ định STM GĐ 3-4? Nên dùng Statin đơn hay phối hợp Ezetimib? (BN này tiết thực kém hiệu quả)
2. Lantus có tăng nguy cơ gây K tụy và K vú?
3. Trong chuyển hóa lipid, khi nào VLDL chuyển hóa thành HDL, còn khi nào chuyển hóa thành IDL và LDL?
4. Tại sao khi điều trị RLLP máu lại ưu tiên giảm LDL-c để giảm nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch và nguy cơ tử vong nhưng trong tiêu chí chẩn đoán HCCH lại đưa vai trò của TG và HDL-c mà không nhắc đến vai trò của LDL-c?
5. Tại sao HCCH trước đây có nhắc đến vai trò của acid uric nhưng gần đây lại loại bỏ vai trò acid uric trong các tiêu chuẩn chẩn đoán dù acid uric vẫn tăng khi có HCCH?
6. Vai trò của các HDL1, HDL2, HDL3, HDL4 khác nhau như thế nào trong chuyển hóa lipid?
Thật ra, mình cũng đang tìm hiểu nhưng vẫn chưa rõ lắm vì các tài liệu không nói rõ, nếu có TLTK rất mong được các bạn cùng chia xẻ. Thanks!
P/S: Zetia 10mg có ở VN chưa nhỉ?
Mình cảm giác chức năng của Chylomicrons trong chuyển hóa lipid hơi tương tự với chức năng biệt hóa TB máu của TB gốc đầu dòng. Chỉ khác là Chylo là đvị cấu trúc, còn TB máu gốc là đvị TB. Cả về kích cỡ Chylo trong chuỗi lipid cũng to nhất y như TB máu gốc
Chylo: 60-500nm. VLDL: 39-100nm. IDL: 25-30nm. LDL: 21.5nm. HDL: 7.5-10.5nm
Mời các bạn khác cùng tham gia thảo luận các vấn đề này!
luc binh