HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP (ARDS).
Đặc trưng của tổn thương phổi trong Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp (ARDS) là sự gia tăng tính thấm mao mạch phế nang, tổn thương phế nang lan tỏa và sự tích tụ của dịch phù phổi rivalta dương tính. Hội chứng lâm sàng này đầu tiên được miêu tả trong tài liệu lưu trữ của bác sĩ Quân Y khi suy hô hấp xảy ở các chiến thương trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến.Tuy nhiên mãi cho đến thập niên 1960, khi thông khí cơ học được sử dụng cho những bệnh nhân bệnh suy hô hấp cấp thì thuật ngữ ARDS lần đầu tiên được đặt tên. Lúc đầu chữ A trong ARDS là người lớn để phân biệt sự khác nhau của hội chứng này ở người lớn so với trẻ em. Sự nhận định gần đây cho thấy rằng ARDS xảy ra trong mọi nhóm tuổi, chữ A hiện nay là mức độ cấp tính.
Nhiều yếu tố thúc đẩy liên quan đến sự hình thành ARDS, bao gồm những bệnh mà tổn thương phổi trực tiếp và tổn thương qua cơ chế gián tiếp thông qua chất trung gian từ máu đến. Những bệnh có nguy cơ phổ biến nhất của các cơ chế đó là nhiễm trùng nặng, chấn thương nặng và vấn đề về hô hấp do hít phải dịch dạ dày. Nói chung, ARDS chiếm 30-40% các nguyên nhân kể trên.
Đa số ARDS xảy ra trong 5 ngày khởi đầu của cơn bệnh nặng ấy, và hơn 50% ARDS xuất hiện trong 24 giờ đầu. Dấu hiệu lâm sàng sớm nhất thường là thở nhanh, rồi khó thở. Không có CLS nào đặc trưng cho ARDS. Về mặt XQ, phế trường lúc đầu có thể sáng bình thường, rồi sau đó thâm nhiễm phế nang hay thâm nhiễm mô kẻ 2 bên phổi lan tỏa xuất hiện khi ARDS phát triển. Mặc dù hình ảnh XQ thấy mật độ đồng nhất, nhưng CT thấy có sự thâm nhiễm không đồng nhất nhiều ở vùng thấp của Phổi.