Link ggdrive: https://drive.google.com/file/d/1eOP...ew?usp=sharing
THYROID GLAND
(T3 _ T4)
Giải thích các câu hỏi:
Triiodothyronine (T3) khác thyroxine (T4) như thế nào ?
Một sinh viên bình thường thì T3 và T4 như nào ?
Ăn muối iot (97% NaCl) có tác dụng gì với cơ thể ?
Có vai trò tích cực như thế nào trên các cơ quan cơ thể: => Tại sao một người có thể đi bộ nhiều vòng không mệt? Nhịn ăn vài tiếng không đói?...?
Các rối loạn của chức năng tuyến giáp : cường giáp – suy giáp

1. Hormon tuyến giáp là gì ?
Hormon tuyến giáp là hormon được sản xuất và tiết ra bởi tuyến giáp, giữ vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận.
Hormon tuyến giáp có hai loại chính là triiodothyronine - T3 và thyroxine - T4 (đều có bản chất là tyrosine). Trong đó, khoảng 90% hormon là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine (tỷ lệ này có thể thay đổi trong máu và các mô bào). Mặc dù tốc độ và cường độ tác động của 2 loại hormon này khác nhau nhưng vai trò của chúng đối với cơ thể là như nhau
2. Hỏi : Triiodothyronine (T3) khác thyroxine (T4) như thế nào ?
TRIIOTHYRONINE (T3)
- 7 – 10 % hoocmon giáp tiết ra
- Có chứa ba nguyên tử iod gắn
lên hai vòng tyrosine
- Ái lực thấp với protein huyết
tương, giải phóng vào mô đích chậm.
- Tác dụng mạnh hơn
- Thời gian tác dụng ngắn
- Là dạng tác dụng chính ở mô
Đích
- Thời gian bán rã của T3
khoảng 2,5 ngày.
THYROXINE (T4)
- 90 – 93 % hoocmon giáp tiết ra
- Có chứa bốn nguyên tử iod gắn
lên hai vòng tyrosine
- Ái lực cao với protein huyết
tương, giải phóng vào mô đích nhanh.
- Tác dụng yếu hơn 4 lần
- Thời gian tác dụng dài
- Được khử iod thành T3 ở mô
đích (nhờ enzyme 5’iodinase) mới có tác dụng
- Thời gian bán rã của T4 dài
hơn khoảng 2,5 lần, 6,5 ngày.• Trong điều trị suy giáp, dạng hormon được sử dụng để bổ sung cho bệnh nhân là thyroxine (T4), để có thời gian tác dụng kéo dài và tránh các biến chứng nguy hiểm do tác động quá mạnh của T3 gây ra, đặc biệt là tình trạng cấp cứu trong “cơn bão giáp”.
3. Điều hòa bài tiết hormone tuyến giáp:
TRH (hạ đồi) kích thích sự bài tiết TSH (tuyến yên).
TSH đến kích thích tuyến giáp: làm tăng số tế bào giáp, tăng bài tiết hormon giáp (T3, T4).
T3, T4 tiết ra nhiều sẽ quay lại ức chế tuyến yên và vùng hạ đồi
4. Chức năng của hormon tuyến giáp (T3 và T4) ?
Các hormon tuyến giáp hoạt động trên hầu hết các tế bào trong cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất như:
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất béo
- Ảnh hưởng đến mỡ trong máu và gan. Nếu nồng độ hormon tuyến giáp
tăng sẽ làm giảm lượng cholesterol, phospholipid và triglyceride có trong máu. Nếu giảm tiết hormon tuyến giáp thì nồng độ cholesterol, phospholipid và triglyceride sẽ tăng và dẫn đến tăng dự trữ mỡ ở gan.
- Ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình trao đổi chất
T3_T4 đi qua cơ thể đều được sài hết và vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trên lâm sàng ta không bắt được hormon T3 và T4 ở các mô
Ta hỏi : Một sinh viên bình thường thì T3 và T4 như nào ?
Ta Xét nghiệm TSH có thể được sử dụng đồng thời với xét nghiệm FT4 hoặc đôi khi là xét nghiệm T3 hoặc FT3
Chỉ số T3 T4 bình thường (đối với người trưởng thành) : khi hormon T3 đạt mức 1.3 – 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Các trị số của T3 sẽ tăng giảm tương ứng với T4. Tuy nhiên, ở một số trường hợp (bệnh nhiễm độc tuyến giáp do T3) thì T3 tăng nhưng T4 lại bình thường.
Chỉ số FT4 bình thường (đối với người trưởng thành) khi đạt mức 12- 22 pmol/l (0.93-1.7 ng/dL). Nếu bệnh nhân không sử dụng bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào thì xét nghiệm này sẽ là một thước đo để đánh giá về chức năng của tuyến giáp. Một số loại thuốc có thể làm thay đổi kết quả T4 như: thuốc động kinh, thuốc tim mạch, hoặc aspirin..
Ăn muối iot (97% NaCl) có tác dụng gì với cơ thể ?
Iốt là một khoáng chất vi lượng thiết yếu mà cơ thể bạn cần để tạo ra hormone tuyến giáp. Triiodothyronine (hoặc T3) là hormone tuyến giáp hoạt động trong cơ thể bạn và nó chứa ba phân tử iốt. Khi chúng ta thiếu iốt, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ và suy giáp (hoặc chức năng tuyến giáp thấp). Muối ăn iốt đã được bổ sung iốt, vì vậy, như tôi đã giải thích trong cuốn sách của mình, Sửa muối , lời khuyên ít muối có thể góp phần vào việc thiếu iốt và vô tình gây hại cho tuyến giáp của bạn.
Đối với phụ nữ: Phụ nữ cần 120 mcg / ngày iốt. Nhu cầu về một nguyên tố vi lượng trong khi mang thai và cho con bú ngày càng tăng. Trong những khoảng thời gian này, liều iốt hàng ngày nên từ 200 mcg trở lên. Tiêu thụ vừa phải muối iốt làm giảm khả năng sảy thai tự nhiên và bất thường ở thai nhi / em bé.
Đối với nam giới: 120 mcg / ngày iốt là đủ cho nam giới. Lượng này tương ứng với 3 - 8 g muối đã làm giàu (một muỗng cà phê không đầy đủ hoặc 1,5 muỗng cà phê), giúp duy trì hoạt động thể chất và sức chịu đựng của đàn ông. Các nguyên tố vi lượng là cần thiết để ngăn ngừa rối loạn tâm thần kinh, các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.
Đối với trẻ em: Iốt góp phần vào sự phát triển bình thường của trẻ, phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ. Được sử dụng bởi phụ nữ trong thai kỳ, giúp ngăn ngừa một số rối loạn phát triển của thai nhi và suy giảm nhận thức ở trẻ em.
Tại sao một người có thể đi bộ nhiều vòng không mệt? Nhịn ăn vài tiếng không đói?...?
Ta hiểu được chức năng của nó trong các hệ cơ quan trong cơ thể:
- Trên hệ tim mạch: làm tăng số lượng thụ thể alpha và beta của catecholamine trên hệ tim mạch => tim trở nên nhạy cảm với catecholamine nhiều hơn, dẫn đến: tăng sức co bóp cơ tim, kéo theo tăng cung lượng tim và huyết áp tâm thu; tăng nhịp tim, gây cảm giác hồi hộp, quánh trống ngực và trên ECG thường có tình trạng nhịp nhanh xoang
- Trên hệ hô hấp: Tăng tần số và độ sâu của hô hấp
- Trên hệ tiêu hóa: tăng nhu động ruột, tăng bài tiết các dịch tiêu hóa.
- Trên hệ thần kinh trung ương: trạng thái kích thích, lo lắng quá mức, dễ tức giận, khó ngủ
- Trên hệ vận động: bệnh nhân cường giáp: run cơ, rút ngắn thời gian phản xạ gân xương. Khi hormone giáp tăng quá cao gây yếu cơ (cơ tứ đầu đùi), bệnh nhân không thể tự đứng dậy sau khi ngồi xổm.
- Trên hệ nội tiết: tăng bài tiết
- Trên hệ sinh sản: cần thiết cho phát triển bình thường cơ quan sinh dục. Ở nam giới, thiếu hormone giáp gây giảm libido nhưng bài tiết nhiều có thể gây bất lực. Ở nữ giới, thiếu hormone giáp gây rong kinh, đa kinh, thừa gây ít kinh,vô kinh và giảm nhu cầu tình dục.
Một người cảm thấy kiệt sức, chán nản, thèm ăn ….? Tại sao?
Kiệt sức: nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày sau một đêm ngủ đủ giấc, đó là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang bắt đầu hoạt động quá kém. Khi hormon tuyến giáp tiết ra quá ít, không đủ để cung cấp cho các mạch máu và các tế bào, khiến cho cơ bắp không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, kết quả là cơ thể luôn mệt mỏi.
Chán nản: cảm thấy chán nản bất thường có thể là một triệu chứng của bệnh suy giáp. Nếu hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não – là loại hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Vì vậy, khi tuyến giáp không hoạt động hiệu quả, lượng hormone serotonin giảm xuống và gây tâm trạng chán nản. -Khàn cổ: sự thay đổi của giọng nói hoặc một khối u xuất hiện trong cổ họng có thể là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn. Nếu kiểm tra và nhìn thấy tuyến giáp bị sưng, cổ họng phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt xuống, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra ngay những dấu hiệu bất thường này.
Thèm ăn: nếu cảm giác thèm ăn tăng lên không ngừng chỉ trong 1 thời gian ngắn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Khi hormon tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể luôn có cảm giác đói. Mặc khác, việc tuyến giáp hoạt động quá mức cũng dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác và khứu giác.
Tim đập nhanh: tuyến giáp hoạt động không còn hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim với các triệu chứng như: cơ thể căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ qua một, hai nhịp. Và đây là dấu hiệu khi hormon tuyến giáp đang tràn ngập trong cơ thể.
Huyết áp cao: đây có thể là triệu chứng của rối loạn tuyến giáp. Những người có hormon tuyến giáp cao gấp 2-3 lần so với mức bình thường thì có nguy cơ cao là mắc bệnh huyết áp.
Các rối loạn của chức năng tuyến giáp :
• Các hiệu ứng xảy ra khi thay đổi iod khi đưa vào cơ thể
1. Giảm lượng iod đưa vào cơ thể: thiếu iod gây ra bệnh bướu cổ địa phương (phình giáp)
2. Tăng lượng iod đưa vào cơ thể : rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp)
• Rối loạn chức năng tuyến giáp :
1. Cường giáp : do tăng bài tiết hormon T3, T4
Biểu hiện :
- Da niêm : ẩm, nóng, rụng tóc, gãy móng…
- Chuyển hóa : sợ nóng, thân nhiệt tăng, sụt cân nhanh, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, teo cơ…
- Nhịp tim nhanh >100l/phút ; huyết áp âm thu cao
- Tâm thần : dễ cáu, tức giận, bứt rứt
Có hai nhóm nguyên nhân :
- Cường giáp tại tuyến yên : FT3 (free T3) tăng; FT4 (free T4) tăng, TSH tăng
- Cường giáp tại tuyến giáp : FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm or bình thường. Thường gặp : Graves, nhân giáp độc…
2. Suy giáp : do giảm bài tiết hormon T3, T4
Biểu hiện :
- Phù niêm
- Chuyển hóa : sợ lạnh, giảm thân nhiệt, mệt mỏi, tăng cân…
- Nhịp tim <60l/phút, huyết áp tâm thu thấp
- Tâm thần : thờ ơ, chậm chạp, buồn ngủ…
- Tăng hàm lượng cholesterol trong máu
- Bệnh đần đồn
Có 2 nhóm nguyên nhân:
- Suy giáp tại tuyến yên: FT3 giảm, FT4 giảm, TSH giảm
- Suy giáp tại tuyến giáp: FT3 giảm, FT4 giảm, TSH tăng or bình thường.

https://medlatec.vn/tin-tuc/hormon-t...nao-s62-n14376
https://en.wikipedia.org/wiki/Thyroid_hormones
https://www.slideshare.net/leqtuan9/...n-gip-50563557
https://vi.health-cp.com/95749-himal...t-is-better-57
https://vi.womanexpertus.com/jodirov...k-upotreblyat/