Mình tóm tắt ngắn gọn từ 1 video trên youtube (link ở cuối bài) về cách kết luận khi đọc ABG bằng công thức sau: {Có Bù trừ 1 phần (Partially Compensated) hoặc Không bù trừ (Uncompensated)} + {Chuyển hóa (Metabolic) hoặc Hô hấp (Respiratory)} + {Toan (Acidosis) hoặc Kiềm (Alkalosis)} HOẶC Có Bù trừ hoàn toàn (Fully Compensated).
1) Một số thông số cần nhớ
- “Chuyển hóa” liên quan đến chức năng Thận, “Hô hấp” liên quan đến chức năng Phổi.
- pH bình thường trong khoảng 7.35 – 7.45 (<7.35 là Acid; >7.45 là Bazo).
- PaCo2 (Hô hấp/Respiratory) bình thường trong khoảng 35 – 45 (>45 là Acid; <35 là Bazo).
- HCO3- (Chuyển hóa/Metabolic) bình thường trong khoảng 22 – 26 (<22 là Acid; >26 là Bazo).
2) Steps: Kẻ một bảng gồm 9 ô. Trong đó, 3 ô hàng trên cùng lần lượt từ trái sang phải là Acid – Normal – Bazo. Những hàng bên dưới để điền vào. Xem giá trị pH rồi đặt vào trước, sau đó tới PaCO2, cuối cùng là HCO3-. Rồi xem các giá trị đó nằm ở bên Acid hoặc Bazo hoặc Normal (bình thường).
*Note: CO2 nhiều sẽ tạo môi trường Acid, nhưng HCO3- nhiều sẽ tạo môi trường Bazo.
3) Example
a) pH: 7.79; PaCO2: 24; HCO3-: 21.
Acid----------Normal----------Bazo
HCO3- ---------------------------pH
-----------------------------------PaCO2
→ Do chữ pH nằm cùng bên Bazo với PaCO2 nên nó là Kiềm Hô hấp/Respiratory Alkalosis. Nhưng HCO3- lại nằm bên Acid, chứng tỏ Thận đang làm việc để bù trừ lại tình trạng Kiềm Hô hấp, nhưng chỉ bù trừ được 1 phần do pH vẫn là Bazo. Kết luận: Partially Compensated Respiratory Alkalosis (Kiềm Hô hấp có Bù trừ 1 phần).
b) pH: 7.45; PaCO2: 48; HCO3-: 28.
Acid----------Normal----------Bazo
PaCO2-----------pH------------HCO3-
-------------------------------------------
→ Do chữ pH nằm ở mức bình thường (ở giữa) nên không có Toan hay Kiềm, HCO3- ở bên Bazo, nhưng PaCO2 lại nằm hẳn ở bên Acid chứng tỏ đã có sự bù trừ hoàn toàn. Kết luận: Fully Compensated (Bù trừ hoàn toàn).
Link video youtube: https://www.youtube.com/watch?v=_Opv...h1uV40RwCQCYJk
**Tổng hợp + Biên soạn: Quốc Việt YG44.