TIỀN SẢN GIẬT
Định nghĩa: đây là bệnh có dấu hiệu nhưng không có triệu chứng, xảy ra ở nửa sau thời kỳ mang thai, biểu hiện bằng tăng huyết áp, phù nặng.( Chứng tỏ có tổn thương thận.)
Cơ chế bệnh sinh hiện chưa được rõ nhưng thường thấy ở một số sản phụ
-Nguy cơ tăng lên cùng tuổi
-Tiền sử gia đình có người cao huyết áp, tiền sản giật.
-Tăng huyết áp vốn có.
-Thai phụ bị tiểu đường
-Chửa đa thai.
Lâm sàng:
Tiền sản giật nhẹ:
- Phù nhiều
- Protein niệu: 1-2g
- Đái ít
- Huyết áp khoảng 170/100 mmHg, nhức đầu.
Tiền sản giật nặng:
- Toàn trạng mệt mỏi, hốt hoảng
- Protein niệu > 2g
- Phù
- Thiểu niệu
- HA > 190/100 mmHg, nhức đầu như búa bổ
- Mờ mắt, có thể có phù võng mạc hay xuất huyết võng mạc
Tiền sản giật nhẹ được xem như nặng khi có kèm tăng acid uric, ure, creatinin máu.
SẢN GIẬT
Định nghĩa: Tiền sản giật không được bình chỉnh tốt sẽ dẫn đến sản giật. Ngoài ra, sản giật còn xuất hiện trong kì hậu sản.
Lâm sàng 4 giai đoạn:
-GĐ xâm nhiễm: co cơ xuất hiện ở mặt, cổ, mặt nhăn rúm, mi mắt mấp máy, đảo nhãn cầu
-GĐ giật cứng: Tất cả cơ trong cơ thể co cứng, co thắt cơ thanh quản có khi cắn phải lưỡi, bụng ưỡn lên, lưng cong.
-GĐ gián cách: bệng hết co cứng, thở được. Sau đó lại tiếp tục co cứng
-GĐ hôn mê: bệnh hôn mê ngắn rổi tỉnh dậy, ngơ ngác như vừa qua cơn ác mộng, có khi hôn mê sâu trong nhiều giờ.
Chuẩn đoán phân biệt:
- Cơn động kinh: bệnh có tiền sử chấn thương sọ não, động kinh
- Tetani: bệnh tỉnh, tiêm calci thì hết co cơ
- Hysteria: bệnh không hôn mê, còn phản xạ
Biến chứng:
Mẹ:
Xuất huyết não, huyết khối động mạch
Phù phổi, suy tim
Hoại tử gan, thận
Thai: hoại tử bánh rau làm thai chết hoặc rau bong non
Điều trị:
- Phát hiện sớm tiền sản giật để theo dõi, bình ổn HA, protein niệu, acid uric máu, phù
- Cho thai phụ nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, chế độ ăn lạt, nhiều rau cải, nhiều đạm.
- Cho thuốc an thần: để chống kích thích co giật: Seduxen, Diazepam
Thuốc chống phù não: Sulfat magnesium.
Thuốc lợi tiểu: Hypothiasid
Thuốc hạ huyết áp: Adalat
Tiền sãn giật nặng, thai trên 36 tuần: mổ lấy thai chủ động.