kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Rạn da khi mang thai

  1. #1
    Member

    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Bài gởi
    50

    Default Rạn da khi mang thai

    Chủ Đề: Default Rạn da khi mang thai

    ►Lượt Xem: 96165 ►Trả Lời: 1
    ►Chia Sẽ:
    ►Ngày Gửi: 20-09-09 ►Đánh Giá: 5Sao

    Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc chứng rạn da nhất. Để loại bỏ phần nào những vết rạn này, trước hết bạn cần được giải đáp những thắc mắc cơ bản sau:

    Rạn da là gì?

    Rạn da là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ.

    Ban đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp sau, da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (là lúc tạo vết rạn), sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.



    Đối tượng dễ bị rạn da?

    Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, bạn dễ có nguy cơ bị rạn da do sự phát triển của thai nhi khiến da bị kéo căng lên. Hiện tượng rạn da thường xảy ra ở vùng bụng và đùi, đôi khi cũng có thể xảy ra ở ngực, mông.

    Rạn da là hiện tượng khó có thể tránh được đối với phụ nữ mang thai. Theo thống kê thì có khoảng hơn một nửa phụ nữ mang thai bị mắc chứng rạn da.

    Phòng ngừa bằng cách nào?

    Khi đã bị rạn da, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn các vết rạn này, tuy nhiên việc phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào nguy cơ rạn da.

    Cách phòng tranh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai, chỉ nên đảm bảo cân nặng tăng theo mức chuẩn.

    Cách khắc phục?

    Một số chị em phụ nữ sử dụng các loại kem dưỡng da để hạn chế tình trạng rạn da, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này là không đem lại hiệu quả cao, thêm vào đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để việc sử dụng kem bôi không gây nên ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

    Ngoài ra việc Mát-xa cơ thể thường xuyên bằng dầu dừa hoặc dầu hạnh sẽ khiến vết rạn mau mờ.

    Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin E dạng viên hằng ngày. Vitamin E có tác dụng cải thiện các vết rạn. Hoặc là thêm một vài viên vitamin E vào dầu mát-xa cơ thể

    Bôi lòng trắng trứng lên khu vực bị rạn da, chờ khô, rửa sạch bằng nước lạnh một cách đều đặn có thể hoàn toàn làm các vết rạn biến mất.

  2. #2
    playkeyboard
    Guest

    Default


    rạn da:

    Do thay đổi mô liên kết, các đường rạn da có màu hồng, màu tím sau đó chuyển sang màu trắng với hiện tượng teo da và lõm, đôi khi có ngứa. Những vết rạn nứt da xuất hiện ở 60-80% các phụ nữ mang thai vào tháng thứ 6-7 của thai kỳ.. Xuất hiện thường nhất ở bụng, vú, đùi ,háng hay mông. Những loại kem bôi chống rạn nứt da hiện nay vẫn chưa tỏ ra hiệu quả trong việc dự phòng cũng như điều trị. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy, việc bôi những loại kem giàu vitamin A trong nhiều tuần dường như có khả năng cải thiện những vết rạn nứt da, với điều kiện phải bôi trước khi hiện tượng teo da xảy ra. Tuy nhiên phải thận trọng khi sử dụng vitamin A trong thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến thai. Ngoài ra cũng có thể bôi các loại kem dạng mỡ vào những vùng da có nguy cơ để phòng ngừa.
    Những vết rạn da là những đường teo da thành dải hay hình thoi dài. Chiều rộng thay đổi từ vài mm đến 1 hoặc 2 cm, chiều dài từ 1/2 cm đến vài cm có khi hàng chục cm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn. Ban đầu các vết rạn da có màu đỏ và có thể viêm sau đó trở nên trắng ngà và lõm xuống. Khi sờ nhẹ có cảm giác trống rỗng ở trong da. Rạn da thường xuất hiện từ 60 đến 90% phụ nữ có thai. Vết rạn da thường bắt đầu ở bụng sau đó đến hai bên đùi, vú, hông và mông, quang rốn, vùng xương vệ.
    Rạn da thường hay gặp hơn ở những người mẹ trẻ, mang thai lần đầu. Số những lần mang thai sau không làm tăng mức độ rạn da. Vết rạn da thường xảy ra vào ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén và cố định. Rạn da không dẫn đến bất kỳ một rối loạn chức năng nào. Hình ảnh tổ chức học khác nhau tùy thuộc vào vị trí giải phẫu và giai đoạn tiến triển, vì thế tổ chức học không có ý nghĩa trên thực tiễn.
    Cơ chế sinh bệnh của rạn da trong thời kỳ thai nghén vẫn chưa rõ ràng. Tổn thương chủ yếu ở hệ thống tế bào sợi do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó corticostéroïdes và sự căng da là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng.
    Cho đến nay vẫn chưa có biên pháp phòng các vết rạn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng bôi tại chỗ của trétinoine 0,1% ngày một lần trong thời gian 24 tuần có tác dụng ổn định các vết rạn da. Tuy nhiên, trétinoine là một loại rétinoïde, chống chỉ định trong thời kỳ thai nghén do vậy việc điều trị nên bắt đầu sau khi sinh. Thuốc có tác dụng phụ gây kích ứng đỏ da bong vảy ở vùng bôi thuốc. Trường hợp gây kích ứng quá mạnh thì nên bôi thuốc cách ngày đôi khi một tuần bôi thuốc một lần.
    Chúng có thể mờ dần đi sau sinh hoặc có thể tồn tại dai dẳng.
    Biểu hiện này là do tăng hoạt động của adrenocorticoid, estrogen và các yếu tố sinh lý khác (bụng to ra do thai…)
    trích: bệnh da ở phụ nữ có thai
    nguồn:http://dalieu.com.vn/index.php?optio...-doc&Itemid=54

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
Trang Chủ YCanTho Copyright © 2012-2013 Diễn đàn YCantho
S2 ĐỂ BLOUSE MÃI TRẮNG
Vui lòng trích dẫn "www.ycantho.com" khi bạn phát hành thông tin từ Ycantho.
Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:54 PM.