UNG THƯ ỐNG HẬU MÔN
Giải phẫu ống hậu môn
Ống hậu môn giải phẫu được mô tả là đoạn dài khoảng 2,5-3cm tính từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng (đường lược). Nhưng về lâm sàng, người ta xác định ống hậu môn phẫu thuật lên cao hơn đường lược, bao gồm phần ống chứa các cột hậu môn.
Các cột hậu môn là các nếp chạy dọc song song nhau, bên trong co chứa động tĩnh mạch và các bó cơ dọc; các chân cột được nối với nhau bởi các van hậu môn, giới hạn ở mặt sau của chúng là những hốc dạng túi cùng gọi là các hốc hậu môn. Giữa các cột là phần lõm gọi là xoang hậu môn. Phần ống hậu môn nằm ở phía trên van hậu môn gọi là vùng trĩ vì phần này có đám rối tĩnh mạch trực tràng trong trong khoang dưới niêm mạc mà khi bị ứ máu thì sẽ phình lên thành búi trĩ nội. Phần dưới đường hậu môn niêm mạc được thay thế bởi da. Ở vùng này còn có một đường lõm được gọi là rãnh gian cơ ( Đường trắng Hilton) vì nó nằm ở giới hạn giữa cơ thắt lưng trong và phần dưới da của cơ thắt ngoài. Ở bờ hậu môn lại có chứa đám rối tĩnh mạch trực tràng ngoài ở trong khoang quanh hậu môn cũng dễ phình khi ứ máu tạo thành các búi trĩ ( trĩ ngoại).
Về mặt cấu tạo, cần lưu ý một cấu trúc do lớp cơ vòng dày lên quanh ống hậu môn gọi là cơ thắt trong hậu môn. Cơ này được bao bọc và liên hệ mặt thiết với sơ dọc kết hợp ( hợp bởi lớp cơ dọc và các thớ cơ mu- trực tràng) và các phần của cơ thắt ngoài hậu môn.
Chú thích:
Anal crypt: hốc hậu môn
Anoderm: bì hậu môn
Dentate line: đường lược
Squamocolumnar Junction: chúng em chưa tra thấy từ này, chúng em nhờ thầy chỉ giúp! trong link này (http://id.medicine.ucsf.edu/analcanc...s/anatomy.html) có chú giải: The squamocolumnar junction là vùng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HPV và nhiều tổn thương có thể phát sinh.
Ung thư ống hậu môn
Về phương diện giải phẫu, ung thư ống hậu môn là ung thư trực tràng đoạn đáy chậu. Ung thư ở ống hậu môn thường là ung thư biểu mô lớp Malpighi với các hình ảnh đại thể như:thể sùi, thể loét hay thể chai.
Nguyên nhân:
Chưa rõ nguyên nhân gây ung thư ống hậu môn nhưng có các yếu tố thuận lợi sau:
a. Chế độ ăn nhiều chất mỡ
b. Những thương tổn tiền ung thư:
+ Đơn polyp đặc biệt là bướu tuyến nhánh hoặc đa polyp mang tính chất gia đình
+Bệnh viêm nhiễm: viêm loét trực tràng xuất huyết, bệnh Crohn.
Hướng lan:
Ung thư lan theo chu vi rất nhanh, lan theo chiều cao rất chậm. Ung thư lan theo chiều sâu thành trực tràng, từ niêm mạc ăn sâu vào các lớp cơ, các hạch vùng, mạch máu và đặc biệt xâm lấn các cơ quan và mô vùng chậu.
Di căn gan thường gặp nhất, ít di căn phổi, xương não và buồng trứng.
Triệu chứng:
1. Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng,
ngoài một số dấu hiệu mà bản thân bệnh nhân và thầy thuốc dễ coi nhẹ, ít chú ý đến như:
đi ngoài ra máu nhẹ, ỉa chảy thông qua xen lẫn táo bón, thay đổi thói quen đi đại tiện,
cảm giác đầy bụng, tức ở hậu môn, giai đoạn sau có thể xuất hiện 3 triệu chứng chính:
+Giai đoạn đầu trạng thái kích thích tại chỗ: rối loạn đại tiện, số lần đại tiện
tăng nhiều, phân ít, nhiều khi có cảm giác mót mà không đi được hoặc táo bón
khó đi hoặc xen kẽ với đi lỏng từng đợt.
+ Giai đoạn giữa trạng thái loét cục bộ: tình trạng rối loạn đại tiện trầm trọng
hơn, kèm theo đau tại chỗ, phân có bám theo dịch nhầy lẫn máu mủ. Toàn thân
gầy yếu, thiếu máu.
+ Giai đoạn cuối: u ung thư phát triển gây nên trạng thái bán tắc ruột vị trí thấp
như: bụng chướng, đau bụng, đi ngoài khó khăn, hình dáng phân biến dạng (nhỏ,
dẹt). Toàn thân suy kiệt.
2. Triệu chứng thực thể:
Thăm hậu môn trực tràng bằng tay và soi trực tràng có giá trị cho chẩn đoán xác định
Trường hợp rõ ràng:
U cứng ở cách mép hậu môn từ 1 – 8 cm, chảy máu.
U sần sùi, nham nhở ở một phần hay toàn bộ thành trực tràng, hậu môn làm cho
lòng hậu môn trực tràng thu hẹp lại, ngón tay thăm rất khó khăn.
Ổ loét ở một vách trực tràng, xung quanh có gờ nổi rõ, nham nhở dễ chảy máu,
đáy ổ loét cứng.
Trường hợp nghi ngờ:
Những tổn thương viêm trực tràng chảy máu.
Một vùng thâm nhiễm cứng ở một thành hậu môn trực tràng khác với vùng xung
quanh mềm mại.
Một ổ loét không có bờ rõ rệt, chảy máu ít.
Chú ý: Những trường hợp nghi ngờ trên đôi khi phản ảnh một thương tổn lành tính
nhưng không bao giờ bỏ qua dễ dàng chẩn đoán ung thư nếu chưa được kiểm tra lại bằng
soi và sinh thiết theo chuyên khoa.
3. Chẩn đoán phân biệt:
Trĩ nội: thường có tiền sử chảy máu tươi theo phân hoặc sau phân, trĩ sa, không
đau, phân không biến dạng, không có rối loạn thói quen đi ngoài, khám tại chỗ có
thể phân biệt được.
Viêm đại tràng, trực tràng mạn tính có xuất huyết: thường có đau bụng theo
khung đại tràng, bụng chướng, thừng xích ma dương tính, có rối loạn tiêu hóa táo
lỏng thất thường, phân có thể có nhầy, có máu mủ. Cần thiết phải soi đại tràng.

TLTK: 1. Ống hậu môn, Giải phẫu ngực bụng –Ts.Phạm Đăng Diệu (p.274-275)
2. Ung thư trực tràng, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa ĐHYD Tp.HCM (271-27275)
3. www.medicinenet.com
4. http://tcyh.yds.edu.vn
5. http://www.asiancancer.com