FATIGUE ( Mệt mỏi)

Mệt mỏi ( fatigue) hay còn được gọi là exhaustion, tiredness, lethargy, languidness, languor, lassitude, and listlessness là một cảm giác chủ quan của bệnh nhân về sự mệt mỏi. Nó khác biệt với từ suy nhược (weakness) và có khởi phát từ từ. Không giống như suy nhược, mệt mỏi có thể được giảm nhẹ khi nghỉ ngơi
Mệt mỏi có thể có nguyên nhân về thể chất hoặc tinh thần:
- Mệt mỏi về thể chất là tình trạng các cơ bắp không có khả năng để duy trì hoạt động thể chất tối ưu một cách thoáng qua, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn với các hoạt động gắng sức có cường độ cao.
- Mệt mỏi về tâm thần là tình trạng giảm hoạt đọng nhận thức một cách thoáng qua, hậu quả của sự tập trung cao độ kéo dài. Nó có thể biểu hiện như buồn ngủ, ngủ lịm.v.v.
Về phương diện y học, mệt mỏi là một triệu chứng không đặc hiệu( non-specific symptom) và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi. Mệt mỏi được coi như một triệu chứng cơ năng chứ không phảo là một triệu chứng thực thể, vì mệt mỏi mang tính chất của một cảm giác bản thể hơn là một tình trạng quan sát được bởi người nhân viên y tế.


CONVULSION AND EPILEPSY

Động kinh (Epilepsy; Épilepsie) thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển
Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron.
Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính: cơn xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian cơn kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước), mất ý thức là biểu hiện th¬ường thấy của cơn động kinh.
Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Quốc tế chống động kinh xác định: “ Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột”.


Co giật ( Convulsion) là tình trạng cơ thể của một người rung lên một cách nhanh chóng và không thể kiểm soát được. Trong thời gian co giật, các cơ co và duỗi nhiều lần.
Thuật ngữ co giật thường được dùng lẫn lộn với cơn động kinh (Epilepsy), mặc dù có rất nhiều loại động kinh, một số trong đó có triệu chứng kín đáo hoặc nhẹ thay vì co giật. Động kinh (Epilepsy) là một bệnh, còn co giật (Convulsion) chỉ là một triệu chứng.

Các nguyên nhân gây ra co giật:
- Nhũ nhi:
• Chấn thương sinh đẻ (giảm oxy mô, chấn thương nội sọ).
• Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não)
• Các bất thường điện giải (giảm natri-huyết, giảm canxi-huyết, giảm magnesi-huyết).
• Các dị dạng bẩm sinh (các nang trong não bộ, tràn dịch não)
• Các rối loạn di truyền (sai lầm chuyển hóa bẩm sinh, thiếu hụt pyridoxine).
- Trẻ em:
• Co giật do sốt cao
• Co giật không rõ nguyên nhân
• Chấn thương
• Nhiễm trùng (viêm màng não)
- Thanh thiếu niên:
• Chấn thương
• Co giật không rõ nguyên nhân
• Dị dạng động-tĩnh mạch
• Ma túy hay rượu (ngộ độc hay cai cấp tính).
- Người lớn tuổi:
• U não
• Đột quy
• Xuất huyết trong não
• Nghiện rượu
• Các rối loạn chuyển hóa (hạ natri-huyết, tăng natri-huyết, giảm canxi-huyết, hạ đường huyết, uremia, suy gan)

Tài liệu tham khảo:
1. http://en.wikipedia.org/wiki/Fatigue_%28medical%29
2. http://en.wikipedia.org/wiki/Epilepsy
3. http://www.epilepsy.com/what-is-epilepsy
4. http://www.benhhoc.com/content/2645-Dong-kinh.html
5. http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/...howtopic=18578
6. http://health.nytimes.com/health/gui.../overview.html
7. http://www.thankinhhoc.com/phanloaidk.htm
8. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encycl...-dong-kinh.htm

* Nhóm thực hiện:
Nguyễn Ngọc Anh (Nhóm trưởng)
Phan Trần Bảo Duy
Nguyễn Phước Hên
Nguyễn Đăng Khoa