Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Chủng ngừa trẻ em

Chủng ngừa trẻ em

I. Lịch chủng ngừa cho trẻ em Việt Nam

Lần

Tuổi/OMS

Vaccine

Tuổi/Việt Nam

1

Ngay  sau sinh

BCG

Sau sinh càng sớm càng tốt

2

6 tuần

DPT1 + BL1

2 tháng

3

10 tuần

DPT2 + BL2

3 tháng

4

14 tuần

DPT3 + BL3

4 tháng

5

9 tháng

Sởi

9 tháng

Nhắc lại 18 tháng: Bại liệt (BL); 30 tháng: bạch hầu, ho gà, uốn ván(DPT) + BL.

Viêm gan siêu vi B (Engerix B)

Mũi 1: sơ sinh

Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng, có thể trễ 1 tháng

Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng, có thể trễ 3 tháng

Mũi 4: cách mũi 1 là 1 năm,  có thể trể 2 năm

Mũi 5: cách mũi 4 là 5 năm

Mũi 6: cách mũi 5 là 10 năm.

- Ở một số nước, người ta chủng thêm bệnh  quai bị cho trẻ nam và Rubéol cho trẻ nữ lúc 7 – 12 tuổi (ở Việt Nam đã có)

- Đối với thương hàn, dịch tả, dịch hạch, chỉ chủng ngừa khi có dịch cho trẻ em trên 2 tuổi cùng với người lớn.

- Hàng năm nên kiểm tra IDR, nhất là đối với trẻ sống cạnh người lây:

+ Nếu phản ứng âm tính, chủng lại BCG.

+ Nếu phản ứng dương tính vừa, dương tính < 10 mm, là tốt không cần chủng lại.

+ Nếu phản ứng dương tính mạnh, > 10 mm, nên đi khám, làm thêm 1 số xét nghiệm về lao để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.

II. Chống chỉ định chủng ngừa:

Hiện nay do nhu cầu bảo vệ sức khoẻ trẻ em, người ta đã nghiên cứu và hạn chế tối đa các chống chỉ định chủng ngừa, các trường hợp suy dinh dưỡng, sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân…

Ngày xưa, người ta không chủng vì chính các trẻ đó mới là các trẻ cần ưu tiên được bảo vệ vì chúng dễ mắc bệnh, thường có diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao và tuỳ phản ứng miễn dịch của chúng có yếu hơn trẻ bình thường một chút, nhưng sự tạo kháng thể vẫn có và đủ khả năng tự bảo vệ.

- Đối với thuốc chủng ho gà là loại vaccine dễ gây sốt cao, co giật, người ta khuyên nên kèm theo thuốc an thần và hạ nhiệt.

- Đối với trẻ có cơ địa dị ứng như chàm, suyễn, nổi mề đay… vẫn phải chủng ngừa, nhưng có thể bắt đầu bằng liều thấp và thăm dò, rồi mới chủng nguyên liều.

- Các dị tật bẩm sinh: tim bẩm sinh, hội chứng Down… càng nên chủng ngừa, nhưng phải tránh lúc trẻ bị các biến chứng nặng như viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng…

- Các bệnh mãn tính ở tim, phổi, thận, nếu BN không ở trong trạng thái quá nặng thì nên chủng ngừa vì BN càng dễ tử vong hơn nếu bị thêm ho gà, sởi, uốn ván.

- Viêm hô hấp trên, tiêu chảy, đang dùng kháng sinh không chống chỉ định chủng ngừa. Nếu viêm phổi nặng và tiêu chảy nặng thì tạm thời hoãn một thời gian ngắn, sau khi điều trị hết viêm phổi, hết tiêu chảy thì chủng được.

- Bệnh AIDS:

+ Nếu chưa có triệu chứng suy giảm miễn dịch vẫn chủng được.

+ Nếu có triệu chứng suy giảm miễn dịch: không chủng BCG, còn các vaccine khác tuỳ nước, một số nước vẫn chủng DPT, sởi, bại liệt. Ở Mỹ không chủng DPT và bại liệt.

- Như vậy hiện nay chỉ có các chống chỉ định sau:

+ Chống chỉ định lâu dài: trẻ đang mắc bệnh ung thư, đang có bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS)

+ Chống chỉ định tạm thời: trẻ đang có bệnh cấp tính: viêm phổi, tiêu chảy… bệnh nhân đang được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid liều cao và kéo dài quá 1 tuần. Trong các trường hợp này sau khi điều trị khỏi các bệnh cấp tính hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch (một thời gian đủ để cho các loại thuốc này hết tác dụng) thì trẻ mới có thể được chủng ngừa.

III. Phản ứng khi chủng ngừa:

Nói chung ít có phản ứng sau khi tiêm chủng, nếu có cũng thường nhẹ.

1. Phản ứng của từng loại vaccine:

a. Tiêm chủng BCG phòng lao:

- Thường sau chủng 2 tuần chỗ tiêm sưng đỏ lên, có thể phát triển thành một áp xe sau 4 – 5 tuần sẽ khỏi và để lại sẹo nhỏ là kết quả tốt.

- Đôi khi có sưng hạch ở nách, nguyên nhân có thể do kim tiêm bị dơ, vaccine quá liều, hoặc tiêm sâu xuống dưới da.

- Nếu chỉ có phản ứng khu trú tại chỗ nhẹ  không cần phải điều trị, chỉ cần giữ sạch che phủ chỗ áp xe khi chảy nước. Nếu hạch sưng to, nhiều thì phải điều trị bằng thuốc chống lao.

b. Tiêm chủng vaccine phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà:

- Cơ thể bị sốt, sưng, đau chỗ tiêm, nếu xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau khi tiêm phần lớn do tác dụng của vaccine.

- Nếu xuất hiện muộn sau nhiều ngày thành 1 áp xe rõ thì do tiêm không vô trùng hoặc tiêm nông quá.

- Đôi khi có co giật hay li bì trong ngày đầu thường do phản ứng với thành phần thuốc ho gà trong vaccine, lần sau không được tiêm chủng mũi có vaccine ho gà.

- Trẻ trên 5 tuổi chỉ tiêm vaccine chống bệnh uốn ván, bạch hầu (DT).

c. Tiêm chủng vaccine phòng sởi:

- Một số ít trẻ có thể sốt phát ban giống sởi nhưng nhẹ sau một tuần khi tiêm, thường chỉ kéo dài  vài ngày không cần điều trị.

d. Uống vaccine phòng bại liệt:

- Liệt sau khi uống nhưng hiếm gặp. xảy ra ở 1/2,5 triệu trường hợp ở Mỹ.

e. Sốc phản vệ:

- Có thể xảy ra khi chủng bất kỳ loại kháng sinh nào đã nêu ở phần trên, nên cẩn thận chú ý.

2. Cách khắc phục:

Như vậy khi chủng ngừa cần chú ý:

- Đảm bảo vô khuẩn.

- Bảo quản vaccine tốt.

- Biết chọn vaccine.

- Đảm bảo đúng kỹ thuật tiêm.

- Khám sức khoẻ, chú ý cơ địa dị ứng.

- Cho thuốc hạ sốt khi tiêm DPT, sởi, VGSV B.

- Vaccine sống 2 thứ không nên tiêm cùng 1 lúc.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 07/07/2011