Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Tia cực tím (ultraviolet)

Tia cực tím (hay tia tử ngoại , tia UV ) là sóng điện từ bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X . Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm ) và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng .

Trong kỹ thuật quang thạch bản , hay kỹ thuật laser cực tím, thuật ngữ tia cực tím sâu hay DUV để nói đến bước sóng dưới 300 nm.

Cực tím có nghĩa là trên của tím. Sắc tím là màu có bước sóng ngắn nhất có thể nhìn thấy. Một vài bước sóng của tia cực tím dân gian gọi là ánh sáng đen, vì chúng vô hình với mắt người . Một vài động vật, như chim , bò sát , và côn trùng như ong , có thể nhìn tia cực tím ngắn. Một vài loại trái cây , hoa , và hạt sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím, so sánh hình ảnh trong ánh sáng thường nhìn bởi mắt người, để hấp dẫn các côn trùng và chim. Một vài loài chim có những hình thù trên bộ cánh chỉ nhìn được dưới tia cực tím, không thể nhìn được dưới ánh sáng. Nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể thấy bằng tia cực tím.

Mặt Trời tỏa ra tia cực tím UVA, UVB và UVC, nhưng bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone , 99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng UVA. Bản thân tầng ozone được tạo ra nhờ phản ứng hóa học có sự tham gia của tia UVC.

Các thủy tinh thông thường trong suốt với tia UVA nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn. Silíc hay thạch anh , tùy theo chất lượng, có thể trong suốt với cả tia cực tím chân không.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 31/10/2010