Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
THAY ĐỔI CÁN CÂN GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH

I. SỨC MẠNH CỦA PHƯƠNG TÂY: SỰ THỐNG TRỊ VÀ SUY THOÁI:

1.LX sụp đổ, HK là siêu cường duy nhất còn lại cùng Anh và Pháp quyết định những vấn đề quan trọng về chính trị và an ninh; nó cùng Đức và Nhật quyết định những vấn đề quan trọng liên quan kinh tế:


Sở hữu và vận hành hệ thống ngân hàng quốc tế.

Kiểm soát tất cả các loại ngoại tệ mạnh

Là những khách hàng chủ yếu của thế giới
Cung cấp phần lớn các sản phẩm của thế giới
Thống trị thị trường vốn quốc tế
Tạo ra ảnh hưởng đáng kể về đạo đức trong nội bộ nhiều xã hội
Có khả năng tiến hành can thiệp quân sự với qui mô lớn.
Kiểm soát các tuyến hàng hải
Tiến hành hầu hết các nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật
Kiểm soát đào tạo chuyên môn cao
Thống lĩnh cơ hội tiếp cận vũ trụ
Thống lĩnh ngành công nghiệp vũ trụ
Thống lĩnh giao thông liên lạc quốc tế
Thống lĩnh ngành công nghiệp vũ khí kỹ thuật cao

 

 2. Tư tưởng của CNCS đã cuốn hút nhiều dân tộc trên thế giới trong những năm 1950 và 1960 khi nó đi liền với những thành công về kinh tế và sức mạnh quân sự của LX trì trệ và không còn đủ sức duy trì sức mạnh quân sự. Những giá trị và thể chế của phương Tây đã cuốn hút nhân dân của các nền văn hoá khác vì chúng được xem là cái gốc của sức mạnh và sự giàu có của phương Tây.

3. Người Đông Á liên hệ sự phát triển thần kỳ của họ với việc gắn kết với chính nền văn hoá của họ chứ không phải văn hoá du nhập từ phương tây. Tương tự như vậy, khi những xã hội ngoài phương Tây cảm thấy yếu hơn phương Tây, họ thường tìm đến các giá trị của phương tây như tự chủ, chủ nghĩa tự do, dân chủ và độc lập để minh chứng cho phản ứng của họ đối với sự thống trị của phương Tây. Còn bây giờ họ không còn yếu nữa mà trở nên ngày càng mạnh hơn, họ không ngần ngại tấn công chính những giá trị mà trước đây được dùng để đề cao lợíich của họ.

4. Bộ mặt của tôn giáo đã hiện rõ ở những nước CS trước đây. Lấp vào khoảng trống do sự sụp đổ của hệ tư tưởng, tôn giáo đã trở lại những nứơc đó. Ở Nga, chính thống giáo đã trở dậy mạnh mẽ hơn. Vào năm 1994, 30% người Nga dưới 25 tuổi nói rằng họ đã thay đổi từ chủ nghĩa vô thần sang tin vào chúa.

5. Làm thế nào có thể giải thích được sự trỗi dậy của tôn giáo trên toàn cầu.Những nguyên nhân căn bản trước đây đã từng có giá trị ở từng nước và nền văn minh riêng biệt. Một hiện tượng toàn cầu cần có một sự giải thích mang tính toàn cầu. Tuy nhiên hầu hết mọi sự kiện ởc các quốc gia cụ thể được những yếu tố độc nhất ảnh hưởng, một số nguyên nhân chung chắc chắn cũng gây ảnh hưởng. VẬY CHÚNG LÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

NGUYÊN NHÂN RÕ RÀNG NHẤT, mạnh mẽ nhất và đáng thuyết phục dẫn đến sự trỗi dậy của tôn giáo.

6. Những sự thay đổi ở Hàn Quốc và Mỹ Latinh phản ánh sự bất lực của Phật giáo và Cơ đốc giáo không đáp ứng những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xã hội của con người đang bị cuốn vào vòng xoáy của công việc hiện đại hoá.Việc lựa chọn một tôn giáo trên thế giới tuỳ thuộc vào khả năng của các tôn giáo hiện tại có đápứng được những nhu cầu này hay không (phản ứng đối với chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối về đạo đức và tự mãn, và sự tái khẳng định những giá trị của trật tự, kỷ luật, lao động, tương tợ lẫn nhau và sự hoà hợp của loài người). Nho giáo, với bản chất khô cứng của mình, tỏ ra đặc biệt yếu kém. Ở những nước nho giáo, đạo tin lành và thiên chúa có thể có sức cuốn hút tương tự như phúc âm tin lành ở Mỹ latinh, cơ đốc giáo với người Hàn quốc, và khuynh hướng cực đoan đối với Hồi giáo và Hindu. Ở TQ, vào cuối những năm 1980 khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất, cơ đốc giáo cũng lan rộng "đặc biệt là ở giới trẻ". Khoảng 50 triệu người theo cơ đốc giáo. Cphủ đã cố nhăn chặn sự gia tăng này bằng cách bỏ tù chức sắc tôn giáo, nhà truyền giáo và những người theo phái Phúc âm, cấm đoán và đàn áp những hoạt động và nghi lễ tôn giáo....

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010
THÔNG TIN TIÊU ĐIỂM