Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ về chống tham nhũng:

Chống tham nhũng phải bắt đầu từ việc phòng ngừa

* Kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước và Vietnam Airlines

TT - Hôm qua 18-5, cuộc đối thoại được tổ chức lần đầu tiên giữa các cơ quan phòng chống tham nhũng của VN và các nhà tài trợ đã diễn ra trong bốn giờ tại Hà Nội. Nhiều nhà tài trợ nhận xét: để cuộc chiến chống tệ nạn này thật sự hiệu quả, nhiều vấn đề thuộc về điều hành cần được cải thiện.

“Nhiều cha con khó lấy chồng”

Một trong những vấn đề chủ chốt được các nhà tài trợ nêu ra tại cuộc đối thoại là việc quá nhiều cơ quan ở VN tham gia đấu tranh chống tham nhũng và điều này khiến những nỗ lực chống tham nhũng dường như đang bị dàn trải và chồng chéo. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng có mối tương quan thế nào với Văn phòng Chính phủ? Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đóng vai trò ra sao?...

Ông Donal Brow, trưởng Cơ quan Phát triển quốc tế Anh (DFID) tại VN, mô tả hiện tượng này giống như “nhiều cha con khó lấy chồng”. Còn bà Sandra Belder, bí thư thứ hai Đại sứ quán Hà Lan, nói: “Chúng tôi hiểu mỗi cơ quan đều có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng các nhà tài trợ mong muốn được làm rõ về quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị. Hi vọng vấn đề này sẽ được làm rõ tại các cuộc đối thoại tiếp theo”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, viện trưởng Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ - TTCP), phát biểu rằng Chính phủ nhận ra tầm quan trọng của việc có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng. Chính phủ đang và sẽ ban hành hàng loạt qui chế làm việc giữa các bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường hiệu quả chống tham nhũng.

Các nhà tài trợ cũng bày tỏ mối quan tâm đặc biệt tới kết quả xử lý một số vụ án điển hình, trong đó vụ PMU18 được nêu đích danh. Theo đại sứ Thụy Điển Rofl Bergman, nhiều nhà tài trợ nóng lòng muốn biết kết quả điều tra vụ án này, các cuộc đối thoại sẽ hầu như không phát huy hiệu quả nếu phía VN không kịp thời có kết luận về các vụ việc điển hình.

Ông Lennart Nordstrôm, tham tán công sứ của Đại sứ quán Thụy Điển, bổ sung: “Kinh nghiệm của Thụy Điển là khi phát hiện bất kỳ vụ tham nhũng nào, dù to hay nhỏ, cũng phải xử lý ngay không để kéo dài, không cho qua”. Theo ông Donal Brow (DFID), đối với người dân VN “quan trọng nhất là kết quả chống tham nhũng đạt được là gì” và “cần phải đảm bảo niềm tin của tất cả các bên”.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 03/11/2010