Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
SỰ TIẾP XÚC CỦA VĂN HÓA VN VỚI PHÁP (PHƯƠNG TÂY)

I. VỚI NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA

1535- Antonio de Parca đến Đà Nẵng.
1540-Những chuyến buôn bán đầu tiên có tính chất thăm dò ở Đàng Trong.
II. VỚI NGƯỜI HÀ LAN

1602- công ty Đại Ấn Độ thành lập, bắt đầu quan tâm buôn bán với phương Đông.
1633- Chuyến tàu do Paulus Traudenius cầm đầu đến Đà Nẵng.
III. VỚI NGƯỜI ANH

1600- Công ty Đông Ấn Độ thành lập, người Anh lọai dần các đối thủ Bồ Đào Nha, Hà Lan.
1673- Gyfford được Lê Gia Tôn tiếp, và được phép mở thương điếm ở phố Hiến. Thương điếm chuyển sang Hà Nội và bị đóng cửa năm 1697.
1695, Thomas Bowyear đến Phú Xuân gặp chúa Nguyễn là Phước Chu xin mở thương điếm.
IV. VỚI NGƯỜI PHÁP

Pháp đến muộn hơn thiên về truyền bá Thiên chúa giáo hơn là buôn bán. 1600, François Pallu, một trong những người sáng lập hội Thừa sai, lập công ty Trung Hoa, sau chuyển thành công ty hòang gia Đông ấn.
1627-Linh mục dòng tên Alexandre de Rhodes được chúa Trịnh tiếp.
1629-Ông đã rửa tội cho 6700 người, trong đó có vài ’’công nương’’ của triều đình.
1651-Ông xuất bản quyển Dictionarium Annamitico-Lusitanum et Latinum (từ điển Việt-Bồ-La).
Giai đọan 1930-1945 là giai đọan rực rỡ trong lịch sử văn hóa Việt nam, đánh dấu bước chuyển hóa mới. Đây là lớp người trẻ, do Pháp giáo dục, trong óc của họ không phải là Lý Bạch, Đỗ Phủ mà là Lamartine, Hugo, Musset, Beaudelaire.... Tiểu thuyết họ đọc chủ yếu là tiểu thuyết Pháp. Họ nói tiếng Pháp cũng thạo như tiếng mẹ đẻ, và am hiều văn hóa Pháp ở những mức độ khác nhau. Người Việt làm gì cũng dựa vào một mô hình. Nhưng thế hệ cha anh họ chủ yếu là dựa theo mô hình Trung Quốc. Còn họ thì dựa theo mô hình Pháp. Nhưng ảnh hưởng Pháp lại khúc xạ theo tâm thức Việt Nam để tạo ra một sản phẩm độc đáo, mang một sắc thái dân tộc mới mẻ.

Nếu lấy năm 1930 làm mốc thì tuổi họ như sau, tôi phân họ theo nhóm (tuy không phải người nào cũng ở trong một nhóm, vì nói chung, với tính khí tự do, họ dễ dàng chuyển từ nhóm này sang nhóm khác) :

A. NHÓM ĐỜI NAY: Huy Cận (15 tuổi), Xuân Diệu (20), Hòang Đạo (23), Bùi Hiển (11), Nguyên Hồng (12), Khái Hưng (34), Thạch Lam (11), Trọng Lang (15), Nhất Linh (24), Thế Lữ (23), Tú Mỡ (30), Đỗ Phồn (18), Anh Thơ (9), Đỗ Đức Thu (21).

B. NHÓM TÂN DÂN: Nguyễn Công Hoan (27), Vũ Đình Long (34), Lê Văn Trương (24), Lưu Trọng Lư (18).

C. NHỮNG NGƯỜI ĐỘC LẬP: Thụy An (14), Vũ Bằng (17), Nguyễn Bính (11), Nam Cao (16), Vũ Hòang Chương (14), Vi Huyền Đắc (31), Phùng Tất Đắc (23), Tô Hòai (10), Đông Hồ (24), Đinh Hùng (10), Tồ Hữu (10), Bích Khê (14), Tam Lang (29), Bàng Bá Lân (18), Kim Lân (10), Nguyễn Nhược Pháp (16), Vũ Trọng Phụng (18), Nguyễn Đức Hùynh (21), Quách Tấn (20), Chu Thiên (17), Huy Thông (14), Nhượng Tống (33), Nguyễn Tuân (17), Hàn Mạc Tử (18), Trương Tửu (17), Nguyễn Huy Tưởng (18), Nguyễn Vỹ (20).

....Một đặc điểm mà ta thấy qua danh sách là các nhà văn nhà thơ đều từ Bình Định trở ra. Tức là Nam bộ tuy đã dẫn đầu trong việc tiếp thu, nhưng lại tụt lại sau ở giai đọan hai. Tại sao ? Theo tôi lý do là ở ngôn ngữ. Một người quen với nhiều ngôn ngữ Châu Âu sẽ nhận thấy tiếng Pháp là một ngôn ngữ rất sang, rất thanh lịch, không giống như tiếng Anh chấp nhận mọi lối diễn đạt. Nó lại đòi hỏi một phong cách cá nhân độc lập, ghét mọi khuôn sáo, trái lại ngôn ngữ Nga chấp nhận cách diễn đạt khuôn sáo. Do đó, trong suốt thời gian 1930-1945, phương ngữ Bắc độc chiếm văn đàn, vì nó cũng rất thanh lịch. Nó độc chiếm không những trong văn học, mà cả trong kịch, hát. Văn học nam bộ phát triển chủ yếu trong giai đọan 1954-1975 khi yếu tố sinh động, hiện thực chiếm ưu thế. Và hiện nay thì ở mọi lĩnh vực, phương ngữ Hà Nội và phương ngữ miền nam là ngang nhau.

Phan Ngọc, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010