Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
MỘT THẾ GIỚI ĐA CỰC VÀ ĐA VĂN MINH

1. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nền chính trị toàn cầu trở nên lưỡng cực và thế giới bị chia làm 3 phần. Một nhóm các nước dân chủ tư sản giàu có do Hoakỳ đứng đầu bị lôi cuốn vào cuộc ganh đua về ý thức hệ, chính trị, kinh tế và đôi lúc quân sự với nhóm nước CS nghèo hơn do LX đứng đầu. Các cuộc xung đột giữa 2 cường quốc này bị đẩy ra bên ngoài biên giới của họ để tiến hành ở thế gíơi thứ 3 gồm các nước nghèo, thiếu ổn định về chính trị, mới giành được độc lập và tuyên bố không liên kết.

2. Các dân tộc và quốc gia đang cố trả lời câu hỏi cơ bản nhất của nhân loại: CHÚNG TA LÀ AI? và họ đã trả lời câu hỏi đó theo cách mà nhân loại từng trả lời: bằng sự liên hệ với những gì ý nghĩa nhất đối với họ. Con người tự xác định mình bằng dòng dõi tổ tiên, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, hệ giá trị, phong tục, và giáo thuyết. Con người không chỉ sử dụng chính trị để tăng cường lợi ích mà còn để xác định danh phận mình. CHÚNG TA CHỈ BIẾT MÌNH LÀ AI KHI CHÚNG TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ AI VÀ NHẤT LÀ KHI CHÚNG TA BIẾT MÌNH CHỐNG LẠI AI.

3. Thế giới mới có ít nhất 6 cường quốc: HKỳ, Châu âu, TQ, NB, Nga và Ấn Độ. Trong đó, chính trị địa phương là chính trị của sắc tộc, và chính trị quốc tế là chính trị của các nền văn minh. Tình trạng đối địch giữa các siêu cường sẽ được thay thế bằng sự va chạm của các nền văn minh.

4. Tuỳ thuộc vào việc các khu vực được xác định như thế nào, hình ảnh thế giới có 2 phần cũng phần nào tương ứng với thực tế.Sự phân chia phổ biến nhất, có thể mang các tên khác nhau, là giữa các nước giàu (hiện đại, phát triển) và các nước nghèo (truyền tống, kém phát triển hoặc đang phát triển). Có quan hệ lịch sử với sự phân chia về kinh tế này là sự phân chia về văn hoá giữa phương đông và phương tây, ở đó vấn đề cốt lõi không phải là sự khác bịêt về kinh tế mà là sự khác biệt về nền tảng triết học, hệ giá trị và lối sống.

5. Các nước giàu tiến hành chiến tranh mậu dịch với nhau, các nước nghèo thì có những cuộc chiến tranh xương máu với nhau. Nhưng cuộc chiến tranh giai cấp quốc tế giữa miền nam nghèo nàn và miền bắc giàu có thì rất xa với thực tế, cũng xa vời như một thế giới hoà hợp hạnh phúc vậy.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010