Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Tết

Tết Nguyên đán , còn gọi Tết Ta , Tết Âm Lịch , Tết Cổ truyền , năm mới hay chỉ đơn giản Tết , là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.

 Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Hai chữ "Nguyên đán" (   ) có gốc chữ Hán ; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết ( 春節 , chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân niên ( 新年 ) hoặc Nông lịch tân niên ( 農曆新年 ).

Tết là một cuộc nguyện cầu. Tất cả những chuẩn bị tỉ mỉ bắt đầu từ hai tuần trước ngày lễ lớn đó, tất cả những chăm chút không sao kể hết để xếp đặt bàn thờ, trang trí nhà cửa, dán đầy các bức tường bao nhiêu câu đối viết trên giấy điều. Cành đào (miền bắc), cành mai (miền nam) là không thể thiếu trên bàn thờ.

Giữa những người chết và những người sống, trong những ngày này có một dòng chảy siêu nhiên kết nối họ lại với nhau, khiến cho các nghi thức có tính chất lễ hội gia đình này mang một ý nghĩa thật tôn nghiêm. Bởi chính tính vĩnh cửu của gia đình và nòi giống, sự kế truyền của các thế hệ trong dòng tiến hóa vĩnh hằng được biểu hiện trong các động tác phục tùng thành tâm và tôn kính đầu trìu mến của cả nhà trước bài vị tổ tiên. Và khi còn giữ được ý nghĩa cốt yếu và sâu xa của các tác động đó, thì bài học của những người đã mất để lại trong chúng ta sẽ còn sống mãi. (Phạm Quỳnh, Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức 2007, tr.143).

Tết là dịp con cháu nhớ đến tiền nhân, tiên tổ, ông bà đã có công mở ấp lập làng, đã có công truyền lại dòng giống thịt xương... Thì tuần trước ta đi tảo mộ, đắp lại vạt cỏ xanh, san chỗ đất lún rồi thắp tuần nhang... và hôm nay trong ấm cúng gia đình, nén nhang bảng lảng hồn xưa, con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn... là cái đẹp nghìn đời, là nét văn hóa được đắp bồi phồn thịnh. 

Đã có một thời người ta quá trớn phá bỏ đình chùa, bàn thờ... nay tỉnh lại mới thấy đó là dại dột và ta đang phải trả giá cho những giá trị tinh thần (nghĩa là văn hóa) phải xây dựng lại, phải bồi trúc như đắp lại cái móng cái nền cho ngôi nhà nếu không muốn nó bị xiêu vẹo và có nguy cơ sụp đổ. 

Tết là sum họp, bởi không có cuộc chia ly, người đi kẻ ở, kẻ khuất người mong mà vui vẻ được, chỉ có sum vầy đầm ấm mới thân thương ngọt lành tình cảm, mà tết chính là cần ngọt lành như thế, cho nên mẹ ta đã mỏi mắt chờ con từ đầu tháng chạp, nhắc đứa con xa từng ngày từng buổi, dõi theo bóng nắng bên thềm, nghe từng hồi còi tầu phía xa xa, đợi con chim khách về trên cành bưởi cành na...

Nếu năm ấy ta là người khách lang thang như thơ Thế Lữ : 

Rũ áo phong sương trên gác trọ 

Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang...

Những câu chúc tết 2010 

Tết là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý ăn quả nhờ kẻ trồng cây và tình nghĩa xóm làng ...

Việc biếu quà Tết là để bày tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết thực sự là những Tấm lòng ...

Đẹp biết bao những phong tục tập quán Việt Nam ! Mừng thọ tuổi già, lì xì con trẻ ...(Để Tết Việt đẹp mãi trong tiến trình hội nhập)

 

Những ai từng đọc Hà Nội băm sáu phố phường hẳn nhớ những tinh tế của ngòi bút nhà văn trong việc ghi lại các món ẩm thực hình thành của người dân thường Hà Nội. Trong khi quan sát mọi người chuẩn bị đón Tết, Thạch Lam cũng không quên nhắc lại những phong tục có tự ngàn đời, như việc gói bánh chưng chẳng hạn.

 Ồ, chiếc bánh chưng vuông vắn và đầy đặn, màu xanh như mạ non, gạo nhiễn ra như bông tuyết và giữ trong lòng bao nhiêu quý báu của miếng ngon: lượt đậu mịn và vàng đậm, những miếng mỡ trong như hổ phách, những miếng nạc mềm lấm tấm hạt tiêu. Và thoang thoảng một một chút mùi cà cuống, gắt như cô gái chua, sắc như mũi kim lạnh ” .

Trong những đoạn văn như thế, người ta không chỉ thấy sự thành thạo trong chuyện ăn uống, mà còn bắt gặp sự nhạy cảm riêng của tác giả trước cái quan niệm hàm chứa đằng sau các món ăn: Với người Hà Nội thanh lịch, mọi chuyện không được phép qua loa lấy lệ, hoặc xô bồ tuỳ tiện thế nào cũng được, mà phải kỹ lưỡng thận trọng, tuân theo những luật lệ nghiêm khắc và chắc chắn, bao giờ cũng gửi vào đấy một ý niệm về vẻ đẹp (Ngày Tết đọc Thạch Lam)

Chiều ngày 28 tháng Chạp, nhiều gia đình đi thăm những ngôi mộ các thân nhân để tỏ lòng biết ơn và quyến luyến: Nắm xương cô quạnh còn ân ái. Họ mời vong linh những người đã khuất về ăn Tết với gia đình trong 3 ngày Tết. Tết kể từ ngày mồng Một tháng Giêng. Ở các nghĩa trang, cánh đồng, người ta đốt vàng thoi và vàng lá, thắp hương nghi ngút. Lúc đó, khắp nơi thấp thoáng những làn hương khói, những tàn vảng bay lơ lửng, không khí đượm màu hoài tượng, quạnh hiu: Vàng bay mấy lá năm hồ hết...

Chiều 30 Tết, mọi việc như dọn dẹp bàn thờ, quét tước nhà cửa, bàn thờ có cành đào, cành mai, mâm ngũ quả, cột nhà có đôi câu đối giấy đỏ chữ đen, dán tranh Tết... Những công việc này phải làm xong cùng với việc có đủ các món ăn truyền thống như bánh chưng , dưa hành, giò, chả, thịt đông, thịt bò om gừng, các loại bánh, các thứ hoa quả. Nhưng không được quên dựng hai cây mía dài, đẹp gọi là gậy ông vải. Tết cũng gắn liền với hoa nên người ta đua nhau trồng thêm mấy khóm cúc hoa mẫu đơn, hoa trà, sửa sang lại vườn hoa cây cảnh, hòn non bộ. Người ta tắm một buổi tất niên bằng nước ấm có hương thơm của cành mùi hoặc hương nhu. Đồng thời, giết một con gà giò để làm lễ cúng giao thừa ngoài trời. Ngày mồng Một, mồng Hai người ta kiêng sát sinh, không động thổ quét tước gì để giữ cho màu sắc Tết không bị mất đi quá sớm, nhất là giữ lại những đám xác pháo màu đỏ hồng đầy sân.

Chiều 30 Tết cả nhà quây quần sum họp, ăn với nhau một bữa tất niên rồi ai nấy chuẩn bị những bộ quần áo và các đồ trang sức đẹp nhất. Với trẻ con các nhà trung lưu thường là quần đào xẻ đũng, áo hàng lam. Họ chuẩn bị gói những đồng xu, tờ giấy bạc mới tinh vào những miếng giấy hồng điều để ngày mồng Một mở hàng cho mọi người trong gia đình và trong họ. Trong những lúc này, họ nói chuyện với nhau về đủ mọi chuyện trên đời, trong cuộc sống và rút kinh nghiệm, đặt quyết tâm cho năm sau sẽ đến trong vài tiếng đồng hồ nữa. Đúng 12 giờ đêm là giờ Tý, mọi nhà đều đốt pháo giã từ năm cũ, đón nhận năm mới, thắp đèn hương cúng ông bà ông vải, người thân đã khuất. Ở ngoài sân cũng có bàn thờ cúng trời đất với hương hoa, đĩa xôi trắng con gà mỏ cắm đóa hoa hồng. Người ta đi ra ngoài, hưởng không khí Xuân tươi mát một đoạn đường gọi là đi "xuất hành". Người ta ngắt lấy một cành lá, một nhành lộc nhỏ, cành cây non mang về gọi là "hái lộc Xuân". Gia chủ đã hẹn sẵn một người bạn thân của gia đình đến "xông đất" nghĩa là người đó là người đầu tiên bước vào gia đình trong năm. Người đến xông đất thường là nam giới, có con cái, làm ăn khá giả, tính tình cởi mở gọi là người "nhẹ vía". Những người có tang gọi là "có bụi" không đến nhà ai trong những ngày Tết. (Cây không gốc lá sao xanh!

Thế nhưng Nguyễn Anh T, Phó Chủ tịch HĐQT một CTCK lớn nói: “Nhiều doanh nhân chọn dịp Tết là dịp xả hơi và những chuyến du lịch châu Âu, Mỹ cho cả nhà với giá 30.000 - 40.000 USD. Đây đang là thú chơi Tết mới”. (Khi người giàu chơi Tết).

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010