Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
BARRACK OBAMA

Trong nền dân chủ, địa vị quan trọng nhất chính là địa vị công dân.

“Vươn lên từ nghèo đói, từ quá trình tự học và cuối cùng trở nên thành thạo ngôn ngữ và luật, khả năng vượt qua những mất mát cá nhân và vẫn giữ thái độ kiên định trước những thất bại liên tiếp - từ tất cả những điều này, chúng ta thấy được tính cách cơ bản của người Mỹ, đó là niềm tin rằng chúng ta luôn có thể thay đổi bản thân để đạt được giấc mơ lớn hơn”.

Trong phát biểu chiến thắng trước đám đông 125.000 người ở Chicago hôm 4-11-2008 sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, Barack Obama tuyên bố: “Sự thay đổi đã đến với nước Mỹ”. Vang vọng từ bài diễn văn “Tôi đã lên đỉnh núi” của lãnh tụ phong trào dân quyền Mỹ Martin Luther King, Barack Obama nói: “Con đường phía trước sẽ còn dài, dốc núi còn cao. Có thể chúng ta sẽ không đến đó trong một năm, thậm chí trong một nhiệm kỳ, nhưng nước Mỹ chưa bao giờ hi vọng như đêm nay rằng chúng ta sẽ tới đích”.

Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin rằng nước Mỹ sẽ như thế. Là con của một gia đình có bố da đen và mẹ da trắng, sinh ra ở một nơi toàn dân di cư đủ màu da ở Hawaii, có em gái mang nửa dòng máu là Indonesia nhưng thường bị nhầm là người Mexico hoặc Puerto Rico, có em rể và cháu gốc Trung Quốc, nên mỗi khi gia đình sum họp vào Giáng sinh thì không khác gì cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tôi chưa bao giờ phải chọn xem nên trung thành với màu da nào hay đánh giá giá trị bản thân qua màu da của mình.

Hơn nữa, tôi tin rằng một trong những nét đặc trưng của nước Mỹ là nó có khả năng chấp nhận thành viên mới, có thể tìm ra tính cách riêng của dân tộc từ đám đông hỗn loạn di cư đến bờ biển đất nước. Về chuyện này, chúng ta được cổ vũ bởi hiến pháp với ý tưởng cơ bản là dù chúng ta đã từng là nô lệ đi nữa thì chúng ta vẫn là các công dân được luật pháp đối xử công bằng, và bởi hệ thống kinh tế, hơn bất cứ hệ thống kinh tế ở nước nào khác, sẵn sàng tạo cơ hội cho tất cả mọi người bất kể vị trí xã hội.

Hầu hết cử tri đều kết luận rằng những người ở Washington đều “chỉ là những con buôn chính trị”, nghĩa là việc bầu cử hay địa vị có được đều trái với lương tâm, rằng họ hành động vì tiền đóng góp cho chiến dịch tranh cử, để mua điểm trong các cuộc thăm dò dư luận, hay vì lòng trung thành với đảng phái hơn là cố gắng hành động đúng.

Thời gian tôi phục vụ tại Washington càng lâu, tôi càng thấy bạn bè tôi hay chăm chú theo dõi khuôn mặt tôi để tìm ra dấu hiệu của sự thay đổi, nghiên cứu tôi để tìm sự ngạo mạn mới xuất hiện, tìm kiếm những dấu hiệu về tính hay cãi hay sự thủ thế.

Trước 2.000 người tập trung ở quảng trường liên bang ở Chicago, tôi giải thích rằng không như nhiều người trong đám đông, tôi không phản đối mọi cuộc chiến tranh, rằng ông tôi đã nhập ngũ ngay sau ngày Trân Châu cảng bị ném bom. Tôi cũng nói “sau khi chứng kiến vụ giết chóc và phá hủy, khói bụi và nước mắt, tôi ủng hộ quyết tâm của chính phủ sẽ tìm kiếm và nhổ tận gốc bất cứ kẻ nào đã giết hại những người vô tội nhân danh sự tàn ác”, và “chính tôi cũng sẵn lòng cầm vũ khí để ngăn không cho thảm kịch đó tái diễn”. Cái tôi phản đối là “một cuộc chiến ngớ ngẩn, vội vàng, không dựa trên nguyên nhân nào ngoài sự giận dữ, không dựa trên nguyên tắc gì ngoài phục vụ chính trị”.

Nước Mỹ đủ rộng lớn cho mọi giấc mơ.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 30/10/2010