Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Điều hoà hoạt động tim

Điều hoà hoạt động tim theo cơ chế thể dịch và nội tại

I. Cơ chế thể dịch:

1) Ảnh hưởng của các hormone:

- Hormone tuỷ thượng thận: Noradrenaline kích thích thụ cảm α, adrenaline kích thích thụ cảm α, β, làm tim đập nhanh và mạnh.

- Hormone tuyến giáp: Thyroxine làm tim đập nhanh và mạnh, tăng tiêu Oxy ở cơ tim.

2) Ảnh hưởng của O2 và CO2 trong máu:

- PO2 giảm, PCO2 tăng: làm tim đập nhanh. Nhưng O2 thấp  quá hoặc CO2 tăng cao quá gây thiếu nuôi dưỡng và nhiễm độc cơ tim. Có thể gây ngừng tim.

- PO2 tăng, PCO2 giảm: tim đập chậm.

3) Các ion

- Na+ giảm: hoạt động điện tim giảm. Biểu hiện bằng điện thế thấp.

- K+ tăng: gây rối loạn hồi cực thất. Trên ECG có sống T cao nhọn. Nếu tăng cao: sẽ gây liệt nhĩ. Phức hợp QRS kéo dài và loạn nhịp tim có thể ngừng đập lúc tâm trương.

- K+ giảm: làm P-Q kéo dài, sóng U xuất hiện và sóng T đảo ngược.

- Ca++ tăng: làm tăng co thắt tim, nếu tăng cao tim sẽ giãn kém lúc tâm trương và ngừng đập lúc tâm thu. Trên lâm sàng lượng Ca++ trong máu tăng thường chưa đủ hàm lượng để gây ngừng tim.

- Ca++ giảm: làm S-T kéo dài.

Sự thay đổi K+ và Ca++ trong máu có ảnh hưởng nhiều đến độ nhạy cảm của Digitaline. Nếu tăng Ca++ làm tăng độc tính của Digitaline và tăng K+ thì ngược lại.

- Mg++ tăng: ức chế hoạt động tim.

- PH máu giảm làm tăng thời gian tâm trương và làm giảm sức co bóp của tim. PH thích hợp nhất là 7,3 – 7,4

II. Điều hoà nội tại:

1. Cơ chế tự điều chỉnh bằng cách làm thay đổi chiều dài sợi cơ tim (Pheterometric autoregulation)

- Tăng lượng máu về tâm thất to ra, cơ tim căng làm tăng chiều dài sợi cơ tim, làm tim co bóp mạnh hơn, lượng máu bơm ra nhiều hơn.

- Tăng sức cản bên ngoài: lượng máu tim bơm ra trong một nhịp giảm làm ứ máu ở tim tức là làm tăng chiều dài sợi cơ tim, tim sẽ tăng co bóp để bơm 1 lượng máu ra ngoài bình thường (bù và mất bù).

2. Cơ chế tự điều chỉnh mà không thay đổi chiều  dài sợi cơ tim (Hemeometric autoregulation)

Khi tăng lượng máu về hoặc tăng kháng mạch làm thể tích tâm thu tăng, tim co mạnh hơn. Ngưng sau 1 – 2 phút tâm thất co lại thể tích ban đầu, mặc dù lượng máu về tim hoặc sức cản vẫn tiếp tục tăng như cũ.

3. Các ảnh hưởng khác:

- Tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp:

- Vận động: tăng nhịp do xung động từ võ não.

- Ảnh hưởng hô hấp: hít vào nhịp tim tăng do xung từ cảm thụ quan ở phổi qua dây X làm ức chế trung tâm ức chế tim, kích thích trung tâm vận mạch.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 10/07/2011