Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA TB

Đây là các chuyên đề sinh lý học. Nó rất quan trọng cho ứng dụng lâm sàng.

I. NHẬN TIN TỪ KÊNH THÔNG TIN

Hệ tk truyền tin bằng các xung tk (impulse), xung này có bản chất là một điện thế động, lan dọc neuron đến synapse với tb tk khác (tb cơ, tuyến…).

1.Tại synapse, nhờ neurotransmitter (chất này khuếch tán qua màng trước synapse, đến gắn với receptor ở màng sau synapse, sự kết hợp này làm mở kênh Natri), thế là impulse được truyền qua.
 

2.Tại tb đích, có thụ thể hưng phấn hoặc ức chế:
 

- Chất dẫn truyền Acetylcholin có 2 thụ thể tiếp nhận (nicotine và muscarine). Nếu acetylcholin gắn với thụ thể nicotine hay muscarine 1 thì gây khử cực màng (depolarization), gây hưng phấn. Nếu nó gắn với Muscarine 2 thì gây tăng cực (hyperpolarization), gây ức chế.

- Chất dẫn truyền Adrenaline và Noradrenaline của tk giao cảm và tủy thượng thận có 2 thụ thể tiếp nhận: α (α1 và α2) và β (β1 và β2). Các chất dẫn truyền nêu trên không có tác dụng đồng đều lên các loại thụ thể này. Noradrenaline gây hưng phấn đối với thụ thể α (gây co cơ trơn thành mạch máu ngoại biên, gây tăng HA), tác dụng rất yếu lên thụ thể β (β gây giãn cơ trơn mạch vành, cơ trơn nội tạng, cơ vân). Adrenaline có tác dụng như nhau trên cả thụ thể α và β.

 

II. NHẬN TIN TỪ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH:

Chủ yếu là nhờ hormone của các tuyến nội tiết. Kênh truyền tin là dịch ngoại bào, bộ phận nhận tin là các thụ thể đặc hiệu ở các tb đích. Có 3 loại thụ thể:

1.Thụ thể trên màng tb: Những hormone có bản chất là protein, polypeptide, peptide, catecholamine tác dụng lên thụ thể này. Thí dụ: hormone của vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, và tủy thượng thận. Cơ chế tác dụng là thông qua chất truyền tin thứ hai, như AMP vòng, GMP vòng, Ca++-camoduline, các sản phẩm phân hủy của phospholipide của màng tb. Cơ chế là: hormone được tiết ra theo dòng máu tới các tb, nhưng nó chỉ có tác dụng lên tb nào có thụ thể đặc hiệu tiếp nhận nó (tb đích). Hormone sẽ gắn với thụ thể tb bằng dây nối hóa trị, thành một hợp chất “hormone-thụ thể”. Rồi hợp chất này hoạt hóa adenylcyclase (ở phía trong của màng). Sau khi được hoạt hóa, men này cùng với Mg++ (có trong bào tương) tác dụng lên ATP, tạo ra 3’-5’-adenosine monophosphate: AMP vòng (AMPc). AMPc là chất truyền tin thứ hai (xuất hiện trong bào tương) sẽ gây ra các tác dụng của hormone lên tb.
2.Thụ thể trong bào tương: Các hormone có bản chất hóa học là lipde, có nhân steroid như các hormone của vỏ thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn. Các hormone này được tiếp nậhn bởi tb đích nhưng nằm trong bào tương. Cơ chế là làm tăng tổng hợp protein trong tb qua các bước:
- Hormone khuếch tán qua màng tb và gắn với thụ thể trong bào tương, tạo thành hợp chất “hormone-thụ thể”.

- Hợp chất này khuếch tán qua màng, vào nhân, và gắn trên điểm đặc hiệu của chuỗi ADN trong NST, ở đây, nó hoạt hóa quá trình sao chép những gen đặc hiệu, để tạo thành ARN thông tin.

- ARN thông tin khuếch tán vào trong bào tương, ở đây, nó đẩy mạnh quá trình giải mã ở các ribosome, để tổng hợp protein mới.


3. Thụ thể trong nhân: Hormone tuyến giáp (T3, T4) là một acid amin (tyrosine), nhưng có gắn kết với iode, nên cơ chế tác dụng không thông qua chất truyền tin thứ hai như các hormone có bản chất protein mà cơ chế là tổng hợp protein, nhưng khác với các hormone bản chất steroide ở chỗ:

- Thụ thể tiếp nhận nằm trong nhân (trong phức hợp NST).

- Hợp chất “hormone-thụ thể” hoạt hóa cơ chế gen, để thành nhiều loại mARN, và quá trình tổng hợp nhiều loại protein được diễn ra trên lưới nội bào có hạt.
 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 18/03/2011
Các thông tin khác