Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
TRẮC NGHIỆM ỐNG THÔNG TRONG TIẾT NIỆU

1. Ống thông Coudé được phát minh bởi:
a. August Mercier.
b. Emile Coudé.
c. Frederic E. B. Foley.
d. J. E Reybard.
e. Tất cả điều sai.

2. Chọn câu đúng :
a. Thông niệu đạo được thực hiện cho chẩn đoán và điều trị các bệnh niệu khoa. Có nhiều loại ống thông niệu đạo, và chọn lựa loại ống chuyên biệt tùy theo lý do để đặt thông.
b. Các ống thông được lưu trong bàng quang bằng bóng bên trong (Foley) hoặc tự cố định.
c. Các ống thông không có cố định bằng bóng (Nelaton): thường dùng trong các thủ thuật vào rồi ra (in-and-out).
d. Tất cả điều sai.
e. Tất cả điều đúng.

3. Chỉ định đặt thông niệu đạo, chọn câu đúng :
a. Khảo sát niệu động học, đo lượng nước tiểu tồn lưu (khi không có thể thực hiện đo qua siêu âm)…
b. Dẫn lưu nước tiểu tạm thời trong bí tiểu: do nguyên nhân bế tắc từ niệu đạo, TLT, bàng quang như: cục máu đông, những chít hẹp sau phẫu thuật…
c. Được dùng như 1 stent sau thủ thuật cho phép lành chỗ khâu nối hay đường mổ ở niệu đạo và cổ bàng quang.
d. Tất cả điều sai.
e. Tất cả điều đúng.

4. Các loại ống thông, chọn câu đúng:
a. Ống thông thẳng (thông Robinson): Thường được sử dụng một lần. Loại này có nhiều lỗ thuận tiện cho việc bơm rửa những khối gây tắc nghẽn trong BQ.
b. Ống thông đầu cong (thông Coudé): Được thiết kế đặc biệt để đi qua niệu đạo nam dễ hơn (loại ống thẳng), có bóng ở đầu để thuận tiện trong việc lưu ống.
c. Ống thông tự cố định (thông Bezzer và Malecot): Có dạng phình ra ở đầu ống để có thể tự giữ lại trong tạng rỗng. Ưu điểm của ống này là khả năng dẫn lưu tốt, rất thích hợp mở BQ hay mở thận ra da.
d. Tất cả điều sai.
e. Tất cả điều đúng.

5. Hình A là ống thông :
a. Robinson.
b. Coudé.
c. Foley 2 nhánh.
d. Councill. (A)

6. Hình B là ống thông :
a. Robinson.
b. Coudé.
c. Foley 2 nhánh.
d. Councill. (B)


7. Hình C là ống thông :
a. Robinson.
b. Coudé.
c. Councill. (C)
d. filiforms và followers.

 


8. Khi rút ống thông niệu đạo, nếu xả bóng không được, ngoài cách cắt ngang ống chúng ta có thể :
a. Chọc thủng bóng qua thành bụng hay qua phúc mạc.
b. Tiêm vào 1 chất hữu cơ như Ether qua đầu bóng để làm tan thành bóng.
c. Dùng 1 ống nội soi nhỏ (nhi) soi dọc theo ống vào để quan sát, đôi khi có thể có chỉ khâu qua ống của lần mổ mở trước, cần cắt chỉ này để rút ống.
d. a và c đúng.
e. a, b, c đều đúng.

9. Chọn câu đúng:
a. Hẹp niệu đạo, bướu TLT, và xơ cứng cổ BQ sau phẫu thuật thường gây khó khăn cho đặt thông tiểu.
b. Nên chọn ống thông nhỏ nhất có thể để thông tiểu, vì dịch tiết niệu đạo chảy quanh ông thông nhỏ dể dàng hơn, từ đó có thể tránh được sự viêm nhiễm ở niệu đạo.
c. Nếu được chỉ dẫn đầy đủ và với 1 cái gương để nhìn miệng niệu đạo, BN nữ có thể học cách tự đặt thông tiểu cho mình.
d. a và c đúng.
e. a, b, c đều đúng.


10. Biến chứng của đặt thông niệu đạo :
a. Tiểu máu.
b. Vỡ hoặc thủng niệu đạo.
c. Viêm BQ, viêm loét niệu đạo và TLT…
d. Viêm thận - bể thận.
e. Tất cả điều đúng.

11. Chỉ định đặt thông niệu quản, chọn câu đúng :
a. Sau mổ tạo hình NQ.
b. Hẹp NQ do U từ ngoài chèn ép vào: U sau phúc mạc…
c. Chụp bể thận ngược dòng, thu thập nước tiểu để phân tích tế nào học hay để nuôi cấy…
d. Sau nội soi NQ: tán sỏi nội soi, xẻ lạnh NQ…
e. Tất cả điều đúng.

12. Với thông JJ, kích thước tỷ lệ thuận với chiều dài của ống thông :
a. Đúng.
b. Sai.

13. Chọn câu đúng:
a. Khi đặt ống thông niệu quản, tìm miệng niệu quản khó khăn khi BN có các bệnh sử như: viêm nhiễm bàng quang, mổ cắm lại niệu quản trước đó, ghép thận…
b. Với kỹ thuật đặt thông JJ đúng, đầu trên của JJ nằm ở bể thận, và hướng về phía bên. Đầu dười nằm trong lòng bàng quang.
c. Đặt thông JJ có thể thực hiện theo 2 cách: theo đường từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên.
d. a và c đúng.
e. a, b, c đều đúng.

14. Biến chứng của đặt thông niệu quản :
a. Tiểu máu.
b. Nhiễn trùng tiết niệu.
c. Viêm loét thành NQ.
d. Dịch chuyển vị trí ống thông: Tụt ống JJ vào BQ hay tụt ra cổ BQ (dẫn đến tiểu không kiểm soát).
e. Tất cả điều đúng.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 22/10/2010